Thay vào đó, hai con đường đang xuất hiện: Ở các quốc gia như Israel, Qatar và Malta, các ca mắc COVID-19 mới đang giảm khi triển khai tiêm chủng nhanh. Trong khi ở nơi khác như Seychelles (quốc đảo ở Ấn Độ Dương), nơi đã tiêm chủng đầy đủ cho nhiều dân số hơn bất kỳ quốc gia nào khác, số ca bệnh tiếp tục gia tăng hoặc thậm chí đạt mức cao mới.
một lý do cho điều đó có thể là do các loại vắc xin khác nhau đang được sử dụng. bằng chứng thu được từ việc triển khai tiêm chủng mở rộng trên toàn cầu chỉ ra rằng vắc xin dùng công nghệ mrna (rna thông tin) do moderna (mỹ) hoặc pfizer (mỹ) - biontech (đức) phát triển tốt hơn trong việc ngăn nhiều người lây nhiễm, giúp giảm sự lây truyền sau này. đây là lợi ích bổ sung bất ngờ như khi loại vắc xin này ban đầu được phát triển nhằm ngăn chặn người mắc covid-19 khỏi bệnh nặng.
các loại vắc xin khác, dù có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh cấp tính hoặc Tu vong do covid-19, nhưng dường như không có đặc quyền bổ sung này ở mức độ tương tự.
nikolai petrovsky, giáo sư tại đại học y khoa và y tế công cộng tại đại học flinders ở nam úc, cho biết: “đây sẽ là một xu hướng ngày càng tăng khi các quốc gia bắt đầu nhận ra rằng một số loại vắc xin tốt hơn những loại khác. trong khi việc sử dụng bất kỳ loại vắc xin nào vẫn còn hơn là không có gì, một số loại có thể có ít lợi ích trong việc ngăn ngừa lây lan dù chúng cũng làm giảm nguy cơ Tu vong hoặc bệnh nặng”.
các nghiên cứu trên hàng triệu người ở israel được tiêm vắc xin pfizer-biontech cho thấy liều mrna đã ngăn ngừa hơn 90% trường hợp nhiễm coronavirus không có triệu chứng.
raina macintyre, nhà dịch tễ học tại đại học new south wales ở sydney (úc), cho biết điều đó rất quan trọng vì khả năng ngăn chặn nhiễm coronavirus không triệu chứng của vắc xin “là yếu tố quyết định khả năng miễn dịch cộng đồng”.
Khả năng miễn dịch cộng đồng thường đạt được khi vi rút không còn có thể tìm thấy bất kỳ vật chủ dễ bị tổn thương nào để tiếp tục lây lan.
vì thế, loại vắc xin mà một quốc gia sử dụng có thể ảnh hưởng đến số ca bệnh hàng ngày và các quyết định của chính phủ, từ chính sách về đeo khẩu trang, giãn cách xã hội đến dỡ bỏ các hạn chế biên giới và phục hồi nền kinh tế. với các cá nhân, loại vắc xin được tiêm có thể xác định bao lâu họ lấy lại các quyền tự do như trước đại dịch.
sự khác biệt về hiệu quả đã dẫn đến các nhãn hiệu được ưa chuộng ở các quốc gia có nhiều loại vắc xin. tại philippines, các trung tâm tiêm chủng đã được hướng dẫn không thông báo loại vắc xin nào đang được tiêm sau khi đám đông tập trung tại một địa điểm với hy vọng được tiếp cận với mũi tiêm pfizer.
ở mỹ, gần 40% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, chủ yếu là vắc xin mrna và số ca mắc mới mỗi ngày đã giảm hơn 85% trong 4 tháng qua. trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh mỹ (cdc mỹ) trong tháng này cho biết những người đã được tiêm chủng đầy đủ có thể tụ tập mà không cần đeo khẩu trang hoặc giãn cách xã hội.
Giám đốc CDC Mỹ - Rochelle Walensky nói: “Nếu được tiêm chủng đầy đủ, bạn có thể bắt đầu làm những việc mà bạn đã ngừng làm vì đại dịch. Tất cả chúng tôi đều mong mỏi khoảnh khắc này, khi chúng tôi có thể trở lại cảm giác bình thường”.
Một quỹ đạo tương tự cũng có thể thấy rõ ở Israel, quốc gia đã tiêm phòng đầy đủ cho gần 60% dân số bằng mũi tiêm Pfizer-BioNTech và đã dần dỡ bỏ các hạn chế khi số ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày giảm xuống còn dưới 50, từ hơn 8.000 vào đầu năm nay. Qatar và Malta cũng đang chứng kiến sự sụt giảm số ca mắc COVID-19 mới sau khi cho khoảng 30% dân số của họ tiêm hai liều vắc xin chủ yếu là mRNA.
kết quả này cung cấp thêm bằng chứng về hiệu quả đáng ngạc nhiên của vắc xin công nghệ mrna, lần đầu tiên công được sử dụng rộng rãi trong đại dịch covid-19. vắc xin công nghệ mrna hoạt động bằng cách cung cấp các mã di truyền hướng dẫn cơ thể con người tạo ra các mảnh protein để kích thích phản ứng miễn dịch.
các vắc xin mrna hiện có yêu cầu bảo quản cực lạnh, hạn chế khả năng tiếp cận với các quốc gia có cơ sở hạ tầng giao thông và lưu trữ kém.
đó là một lý do tại sao hầu hết các quốc gia chủ yếu dựa vào các vắc xin không phải mrna, từ vắc xin dùng công nghệ vectơ adenovirus của astrazeneca đến vắc xin bất hoạt của sinopharm và sinovac biotech (trung quốc).
các loại vắc xin truyền thống này đã cho thấy tỷ lệ hiệu quả từ 50% đến 80% trong việc ngăn ngừa nhiễm coronavirus có triệu chứng trong các thử nghiệm lâm sàng, so với hơn 90% với loại mrna.
người phát ngôn của astrazeneca cho biết: “bằng chứng trong thế giới thực rất khó so sánh vì được thu thập tại các thời điểm khác nhau, ở các quần thể khác nhau, ở những nơi khác nhau có thể có mức độ nhiễm covid-19 khác nhau và với các biến thể khác nhau của vi rút đang lưu hành. so sánh dữ liệu vắc xin rất phức tạp và phải tính đến nhiều yếu tố” sau khi bài viết này được xuất bản.
AstraZeneca đã chỉ ra dữ liệu thực tế mới được công bố từ Vương quốc Anh làm bằng chứng về lợi ích của việc tiêm chủng vắc xin của mình. Cụ thể là tiêm hai liều vắc xin AstraZeneca có hiệu quả chống lây coronavirus có triệu chứng khoảng 85% đến 90%, Public Health England cho biết hôm 20.5.
con số này cao hơn tỷ lệ hiệu quả 66,7% được tìm thấy trong các thử nghiệm lâm sàng, dù vẫn chưa có dữ liệu về khả năng ngăn ngừa nhiễm bệnh không có triệu chứng của vắc xin trong thế giới thực.
Sinopharm đã không trả lời ngay lập tức các câu hỏi về câu chuyện này.
là một quốc đảo ở ấn độ dương, seychelles đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 65% dân số bằng các mũi astrazeneca và sinopharm, với 37% bệnh nhân đã được tiêm hai liều, tuy nhiên các ca bệnh mới hàng tuần đã tăng nhanh trong tháng này. sự gia tăng ca bệnh khiến các nhà chức trách seychelles phải đóng cửa các trường học, hủy bỏ các sự kiện thể thao và cấm tụ tập gia đình. trong số những người được tiêm chủng đầy đủ, khoảng 60% đã nhận được vắc xin từ sinopharm và những người còn lại được tiêm vắc xin astrazeneca.
ở chile, việc tiêm chủng ngày càng gia tăng với vắc xin của sinovac đã không ngăn được số ca bệnh mới hàng ngày, tăng gần gấp đôi vào giữa tháng 4 so với một tháng trước đó, mặc dù đã tiêm đủ liều để bao phủ 30% dân số. các nhà chức trách quốc gia nam mỹ đã phải thực hiện lại cuộc phong tỏa trên toàn quốc vào cuối tháng 3.2021.
song trong trường hợp của cả hai quốc gia này, loại vắc xin hiện có dường như chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lây lan dịch bệnh. sự thất bại về chính sách ở những nơi phản ứng quá chậm để áp đặt các hạn chế hoặc dỡ bỏ chúng quá sớm là nguyên nhân chính, cũng như tốc độ xét nghiệm và tiếp cận các cơ sở y tế. tốc độ lây truyền khác nhau của các biến thể vi rút là một lý do.
tổng thống seychelles - wavel ramkalawan cho biết sự lây truyền gia tăng sau khi quốc gia này triển khai tiêm vắc xin nhiều nhất thế giới khiến người dân mất cảnh giác.
giám đốc điều hành sinovac - yin weidong cho rằng tình trạng nhiễm coronavirus gia tăng ở chile là do quốc gia này ưu tiên người cao tuổi trong các nỗ lực tiêm chủng ban đầu của họ. ông nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 11.5: “việc chile chứng kiến sự bùng phát trở lại của các ca bệnh khi các hoạt động xã hội gia tăng ở những người trẻ tuổi, vốn chủ yếu không được tiêm chủng”.
điều dường như rõ ràng là tất cả các vắc xin đã được phê duyệt đều làm giảm tỷ lệ người bệnh nặng hoặc Tu vong vì covid-19 - mục tiêu chính của vắc xin. điều đó làm giảm áp lực của các bệnh viện và nguồn lực y tế. ví dụ, hầu hết các bệnh nhân covid-19 mới ở seychelles chỉ trải qua các triệu chứng nhẹ.
helen petousis-harris, nhà tiêm chủng học tại đại học auckland (new zealand), cho biết đây là bước đầu tiên quan trọng với các quốc gia không có cơ hội tiếp cận với vắc xin mrna. sau khi sử dụng các loại vắc xin sẵn có để giảm thiểu số ca bệnh nặng, các quốc gia có thể dập tắt sự lây nhiễm còn sót lại bằng những mũi tiêm ngừa lây truyền khi chúng có sẵn.
Ben Cowling, Trưởng khoa dịch tễ học và thống kê sinh học của Đại học Hồng Kông, nói một khả năng khác là việc tiêm phòng cùng sự lây lan của các ca bệnh nhẹ cũng có thể tạo ra miễn dịch cộng đồng.
các chuyên gia cho biết vẫn còn rất nhiều điều chưa biết đến và cái gọi là nhiễm trùng đột phá (những người được tiêm vắc xin vẫn mắc covid-19) xảy ra, ngay cả với vắc xin mrna. người ta cũng chưa biết đầy đủ về hiệu quả hoạt động của các loại vắc xin khác nhau với các biến thể khác nhau của coronavirus.
một nghiên cứu được thực hiện ở qatar với 260.000 người tiêm hai liều vắc xin pfizer biontech cho thấy hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm biến thể nam phi là 75%.
những tiến triển ở mỹ và israel diễn ra trước khi hai nước này bị ảnh hưởng bởi các biến thể mới, bao gồm cả biến thể ở brazil và ấn độ.
nikolai petrovsky, giáo sư tại đại học y khoa và y tế công cộng tại đại học flinders ở nam úc, cho biết: “người chỉ ra rằng không có nghiên cứu đối đầu nào - nơi các vắc xin được thử nghiệm với nhau - đã được thực hiện để xác định loại nào tốt nhất. với vắc xin mrna, dữ liệu về ảnh hưởng của chúng với việc lây truyền là rất hạn chế”.
helen petousis-harris, nhà tiêm chủng học tại đại học auckland (new zealand), nhận định: “cuối cùng có thể cần sự phát triển của các phiên bản vắc xin mới, được sửa đổi để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại covid-19. một số nhà phát triển vắc xin đang nghiên cứu việc tiêm vào mũi, có thể ngăn chặn vi rút bám vào đường hô hấp, do đó cắt đứt sự lây nhiễm tại điểm xâm nhập của nó. chúng ta đã có một số loại vắc xin siêu việt ngoài mong đợi. chúng ta đã học được rất nhiều điều và vì vậy hãy tưởng tượng phần tiếp theo sẽ như thế nào”.
Pfizer chào bán vắc xin giá ưu đãi cho việt nam kèm nhiều điều kiện
Theo kết quả đàm phán tính đến ngày 9.5, pfizer có thể cung ứng cho việt nam khoảng 31 triệu liều vắc xin. theo đó, 15,5 triệu liều được giao trong quý 3.2021 và nửa còn lại được cung cấp trong quý 4.2021
Giá mua vắc xin giao tại kho của Việt Nam là 6,75 USD/liều (khoảng 155.000 đồng). Đây là mức giá ưu đãi cho nước có thu nhập thấp, chưa bao gồm thuế, phí và các chi phí liên quan.
Thế nhưng, hãng dược phẩm của mỹ cũng đưa ra một số điều khoản ràng buộc rất chặt chẽ. đó là hai bên sẽ phải ký thỏa thuận khung trước, rồi mới ký thỏa thuận chi tiết theo mẫu được áp dụng với 70 quốc gia khác đã nhập khẩu vắc xin của pfizer.
Pfizer cũng yêu cầu miễn trừ trách nhiệm trong việc khiếu nại phát sinh từ hoặc liên quan đến vắc xin hoặc việc sử dụng vắc xin của pfizer; không giao hàng theo đúng số lượng, thời gian dự kiến trong thỏa thuận; không có bảo lãnh tạm ứng, bảo đảm thực hiện hợp đồng; không áp dụng kê khai, kê khai lại giá…
Bộ y tế đang trình thủ tướng phê duyệt phương án mua lô vắc xin này. theo bộ y tế, đây là vắc xin mới được nghiên cứu, sản xuất trong tình trạng khẩn cấp để phòng chống đại dịch covid-19, nên chưa có đầy đủ dữ liệu về an toàn, hiệu quả, có thể có các sự cố sau tiêm.
Vì thế, muốn mua được vắc xin của pfizer, chính phủ phải chấp nhận rủi ro khi sử dụng và các điều kiện của nhà cung cấp.
Để đẩy nhanh tiến độ, bộ y tế còn đề xuất thủ tướng cho phép miễn một số loại giấy tờ liên quan đến việc nhập khẩu như giấy chứng nhận chất lượng (kiểm định xuất xưởng) của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu; giấy chứng nhận xuất xưởng do viện kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế cấp…
Về cơ chế mua vắc xin của pfizer, theo ý kiến của các bộ, ngành, bộ y tế phải hình thành gói thầu riêng biệt để tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu, bộ y tế phải thực hiện các thủ tục theo quy định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Sau khi được thủ tướng phê duyệt phương án mua, bộ y tế sẽ đàm phán cụ thể với pfizer về kế hoạch giao hàng, từ đó xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp các dịch vụ bảo quản, vận chuyển, tiêm vắc xin nếu cần thiết hoặc chủ động thực hiện.
Bộ y tế dự kiến giao viện vệ sinh dịch tễ trung ương trình bộ y tế phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp vắc xin của pfizer, áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. thời gian lựa chọn nhà thầu cung cấp vắc xin pfizer dự kiến trong tháng 5.2021.
Theo khảo sát của bộ y tế, hiện việt nam chỉ có 1 đơn vị đủ khả năng thực hiện bảo quản, vận chuyển vắc xin của pfizer với năng lực 3 triệu liều và chi phí bảo quản, vận chuyển cao.
Để đảm bảo chất lượng bảo quản, vận chuyển vắc xin theo tiến độ cung cấp của pfizer, bên cạnh việc xem xét thuê dịch vụ, bộ y tế đang lên kế hoạch nâng cao năng lực hệ thống bảo quản, vận chuyển vắc xin.
Về cơ chế thanh toán chi phí tiêm vắc xin hiện nay, một số bộ ngành có ý kiến cần xem xét, cân nhắc phương án chỉ sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ chi phí tiêm vắc xin cho người nghèo, gia đình chính sách, đối tượng ưu tiên.
Các bộ ngành cho rằng cân nhắc thận trọng việc sử dụng ngân sách mua lại vắc xin của doanh nghiệp.
Bộ Y tế hỗ trợ doanh nghiệp làm việc với các hãng cung cấp vắc xin, đồng thời kiểm soát chất lượng, kỹ thuật trong quá trình thực hiện.