Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Kẻ thù câm lặng

Xuất huyết não do vỡ dị dạng động - tĩnh mạch (Arteriovenous malformation), trong đại đa số các trường hợp, chỉ được biết đến nguyên nhân khi quả mìn đã nổ.

Bình thường, máu từ động mạch phải qua một hệ thống mao mạch dày đặc, làmnhiệm vụ trao đổi chất và ôxy trước khi nối thông với hệ tĩnh mạch để trở về tim. Dị dạng động -tĩnh mạch xảy ra khi động mạch nối thông trực tiếp với tĩnh mạch mà không có hệ thống mao mạch, vìvậy còn được gọi là thông động - tĩnh mạch (arteriovenous fistule). Đoạn tiếp nối này tạo thànhnhững búi mạch, phồng to, thành giãn mỏng, rất dễ vỡ gây xuất huyết tại chỗ.

Dị dạng động - tĩnh mạch não là bệnh bẩm sinh, hình thành một đám rối mạch máubất thường trong não, nối thông động mạch và tĩnh mạch não, không đi qua hệ mao mạch bình thườngcủa não, không cấp máu cho nhu mô não, khi vỡ gây chảy máu não.

Bệnh thường không có triệu chứng

Dị dạng động - tĩnh mạch não phát triển theo thời gian, tồn tại không triệuchứng trong nhiều năm và được phát hiện chủ yếu ở độ tuổi 45 trở xuống trong 3 tình huống: chảy máunão (50 - 60%), đau đầu, động kinh (40 - 45%), hoặc tình cờ (5 - 10%). Một số bệnh nhân được pháthiện bệnh khá muộn (60 - 70 tuổi).

Dị dạng động - tĩnh mạch não phát hiện qua chụp mạch não

Có tới 80% dị dạng động - tĩnh mạch não là không biểu hiện triệu chứng. chẩnđoán nguyên nhân Tu vong chỉ rõ sau khi mổ tử thi trong nhiều trường hợp. 2/3 các ca dị dạng động -tĩnh mạch não biểu hiện ban đầu bằng triệu chứng xuất huyết não (gây chảy máu não): bệnhnhân đột nhiên cảm thấy đau đầu dữ dội; mắt mờ hoặc mất thị lực; buồn nôn, nôn; liệt các dây thầnkinh sọ, liệt chi; rối loạn ý thức, hôn mê, có trường hợp biểu hiện co cứng mất vỏ hoặc cơn duỗicứng mất não, hôn mê sâu, đồng tử giãn to, thở ngáy... nếu khối xuất huyết não lớn hoặc có vị trí ởnhững nơi quan trọng trong não.

Một số các triệu chứng khác khi búi mạch dị dạng chưa vỡ bao gồm cogiật kiểu động kinh (46%); đau đầu (34%); các thiếu sót thần kinh (21%) do hiệu ứng choán chỗ (khibúi phồng phát triển quá to chèn ép hoặc gây phù nề tổ chức chung quanh) và có thể có thiếu máu cụcbộ não khu vực cận búi phồng do hiện tượng "ăn cắp" máu của búi phồng (máu dồn đến búi phồng quánhiều dẫn đến thiếu máu nuôi khu vực khác).

Xác định dị dạng động - tĩnh mạch não

Chẩn đoán dị dạng động - tĩnh mạch não dựa vào các biểu hiện lâm sàng có tínhchất gợi ý như đau đầu dữ dội, co giật không rõ nguyên nhân hoặc muộn hơn, xuất huyết trong nhu mônão ở người trẻ, không có tiền căn tăng huyết áp... Các đối tượng này sẽ được chỉ định chụp cộnghưởng từ não và mạch máu não (MRI và MRA), chụp cắt lớp đa dãy (MSCT) hoặc chụp mạch não số hóa xóanền (DSA) để xác định vị trí và kích thước búi phồng của dị dạng động tĩnh mạch não.

Phương pháp xử trí

Khi đã xác định được bệnh nhân có dị dạng động - tĩnh mạch não, các phươngpháp điều trị triệt căn sẽ được đặt ra. Các phương pháp này bao gồm phẫu thuật mở hộp sọ, vào vùngcó dị dạng động - tĩnh mạch, kẹp và cắt bỏ búi mạch dị dạng. Phương pháp chiếu tia xạ (phẫu thuậttia xạ) vào vùng có búi mạch dị dạng nhiều lần làm búi mạch teo nhỏ, xơ hóa. Thứ ba là phương phápcan thiệp mạch qua da: dùng một ống thông đi từ động mạch đùi lên động mạch não, tới chỗ búi mạchdị dạng sau đó sử dụng chất gây tắc là keo gây tắc mạch búi phồng. Chỉ định nút mạch đối với nhữngbúi phồng có kích thước nhỏ hơn 1cm và được cấp máu bởi một động mạch duy nhất.

Cũng có thể phốihợp các phương pháp nói trên để tăng hiệu quả điều trị, ví dụ như gây tắc làm nhỏ búi phồng tạođiều kiện cho phẫu thuật dễ dàng hơn hoặc chiếu tia xạ gây xơ hóa búi phồng trước khi can thiệp nútmạch. Tùy tình trạng toàn thân và tổn thương của mỗi bệnh nhân, phương pháp và kế hoạch điều trị sẽđược lựa chọn một cách phù hợp nhất.

Nếu là dị dạng động - tĩnh mạch não chưa vỡ, cần nằm viện 3 -5 ngày sau điều trị nút mạch. Ngược lại, nếu là dị dạng động tĩnh mạch não đã vỡ: cần nằm viện 7 -14 ngày, thậm chí lâu hơn để điều trị và theo dõi các rối loạn do chảy máu gây ra.

Sau khi can thiệp thành công, bệnh nhân cần được điều trị phục hồi chức năngvà tư vấn cẩn thận trước khi trở về cộng đồng.

Khi búi phình đã bị vỡ gây xuất huyết trong nhu mô não, các biện pháp hồi sứctích cực phải được tiến hành: đảm bảo hô hấp, tuần hoàn, nước điện giải, thăng bằng kiềm toan,chống tăng áp lực nội sọ, kiểm soát huyết áp. Khi bệnh nhân đã ổn định, xét chỉ định chụp mạch xácđịnh búi phồng và tiến hành phẫu thuật hoặc nút mạch.

Nói chung, việc cần làm là xác định được bệnh nhân có dị dạng động tĩnh mạchnão khi búi phình chưa vỡ ở các đối tượng có yếu tố nguy cơ. Một khi búi phình đã vỡ gây xuất huyếttrong não, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn và nếu bệnh nhân không Tu vong thì cũng sống vớinhững di chứng nặng nề về thần kinh.

AloBacsi.vn, Theo TS - BS Vũ Đức Định - Sức khỏe Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ke-thu-cam-lang-n65639.html)

Tin cùng nội dung

  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY