Theo đó, bị can Đỗ Ngọc Điệp – nguyên Chủ tịch UBND TP Phan Thiết, bị đề nghị truy tố vì đã ký 32 quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng quy định, với diện tích gần 47.000m², giá trị khoảng 5 tỉ đồng khi còn đương chức.
Bị can Trần Hoàng Khôi – nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Phan Thiết cũng ký chuyển đổi 100 thửa đất nông nghiệp sang đất ở trái quy định, với diện tích hơn 124.000m², giá trị khoảng 8,6 tỉ đồng khi còn đương chức.
can Phạm Thanh Thái – nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Phan Thiết, cũng trình lãnh đạo UBND TP Phan Thiết ký 129 quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật, tổng diện tích gần 170.000m², giá trị hơn 13 tỉ đồng khi tại vị.
3 bị can còn lại gồm: Lê Hoàng Anh Tân, Nguyễn Trí và Lê Hồ Khải là những người trực tiếp thẩm định và tham mưu cho các lãnh đạo cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái quy định pháp luật.
Kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận nêu rõ sai phạm của các bị can làm phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại TP Phan Thiết; xâm hại hoạt động đúng đắn của những cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức quản lý đất đai tại địa phương. Việc này cũng đã làm mất uy tín, lòng tin của nhân dân vào hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
Liên quan đến những sai phạm ở TP Phan Thiết, trước đó ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận, bị khiển trách; ông Lê Nguyễn Thanh Danh, Phó giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận, bị giáng chức.
Ông Nguyễn Ngọc Hải và Nguyễn Hữu Hoành (Giám đốc và Phó giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Phan Thiết) cũng đã bị cách chức.
Chủ đề liên quan:
cảnh sát điều tra chủ tịch chủ tịch TP cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Thuận đất đai điều tra Hợp Phố kết luận điều tra nguyên chủ tịch TP Phan Thiết Phan Thiết sai phạm sai phạm đất đai tp phan thiết