Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Kết quả xét nghiệm trường hợp nghi nhiễm coronavirus ở Đắk Lắk

Ông Nay Phi La – Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cho biết đã có kết quả xét nghiệm trường hợp nghi nhiễm coronavirus ở tỉnh Đắk Lắk, gần đây lan truyền trên mạng xã hội facobook.

Trước đó, trên mạng xã hội facebook xuất hiện bài viết cá nhân chia sẻ nội dung: “Có một trường hợp nghi nhiễm coronavirus đã được đưa vào bệnh viện vùng để cách ly”.

Theo chủ nhân Facebook này, người nghi nhiễm bệnh vừa mới từ Trung Quốc trở về TP.Hồ Chí Minh rồi về TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) điều trị. Thông tin này được cộng đồng mạng chia sẻ.

Người bị đồn thổi nghi nhiễm corona virus đang được cách ly theo dõi

Thời điểm đăng tải thông tin này, cũng là lúc dịch virus corona đang bùng phát ở TP Vũ Hán (Trung Quốc) và đang ngày càng diễn biến phức tạp.

Trước tin đồn có người nghi nhiễm coronavirus, ngành Y tế Đắk Lắk đã nhanh chóng vào cuộc, đồng thời lấy mẫu người này xét nghiệm.

Ông Lê Thanh Hiền – Phó viện trưởng Viện dịch tễ Tây Nguyên cho biết, bệnh nhân đang chữa trị ở BVV Tây Nguyên xuất phát từ Hàn Quốc về TP Hồ Chí Minh, rồi được điều trị ở Bệnh viện Quân y 175 (TP Hồ Chí Minh). Bệnh nhân này sau đó về Đắk Lắk, tiếp tục đi chữa trị ở BVV Tây Nguyên. Sau đó, thông tin thất thiệt bị tung lên mạng xã hội.

Thôn tin thất thiệt đăng tải trên mạng xã hội facebook

“Có 2 yếu tố kết hợp với nhau, thì mới dùng thuật ngữ “nghi nhiễm dịch bệnh coronavirus”. Thứ nhất, có các triệu chứng sốt, ho, khó thở, tức ngực, rát họng…; thứ hai, người này xuất phát từ vùng có dịch bệnh (tức TP Vũ Hán, Trung Quốc – PV). Như vậy, theo quy định của Bộ Y tế, chưa khẳng định được bệnh nhân này nằm ở diện nghi ngờ. Nếu anh tiếp xúc với người Trung Quốc, đặc biệt là người TP Vũ Hán, sau đó bệnh nhân đó mới nghi ngờ là bị nhiễm bệnh” – ông Hiền nói.

Dù không có người liên quan đến đến việc nhiễm corona virus, nhưng ngành Y tế Đắk Lắk không chủ quan và luôn sẵn sàng cả về con người lẫn trang thiết bị để chuẩn bị ứng cứu nếu tình huống xấu nhất xảy ra.

Vũ Long

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/ket-qua-xet-nghiem-truong-hop-nghi-nhiem-coronavirus-o-dak-lak-1513440.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY