Dáng đẹp hôm nay

Khám phá mới giúp xác định sớm trẻ tự kỷ

GDTĐ - TrTrẻ sơ sinh có não phát triển quá nhanh dễ dẫn đến chứng rối loạn tự kỷ về sau. Đó là khám phá mới của các nhà khoa học. Phát hiện này mở ra triển vọng nhằm hạn chế những hậu quả do hội chứng này mang đến.

Trẻ sơ sinh có não phát triển quá nhanh dễ dẫn đến chứng rối loạn tự kỷ về sau. Đó là của các nhà khoa học. Phát hiện này mở ra triển vọng nhằm hạn chế những hậu quả do hội chứng này mang đến.

Đi tìm nguyên nhân

Khi đứa con được chẩn đoán mắc tự kỷ, hầu như cha mẹ nào cũng bị sốc. Họ luôn day dứt với câu hỏi: Làm thế nào đứa con của họ sinh ra khỏe mạnh bình thường mà giờ lại bị một rối loạn tâm thần không thể điều trị được?

Kể từ khi tự kỷ được đầu tiên vào những năm 1940, các nhà nghiên cứu đã gặp không ít khó khăn trong việc giải thích nó. Nguyên nhân hiện vẫn còn là một bí ẩn nhưng khoa học đang bắt đầu tìm hiểu những gì xảy ra trong não của những đứa trẻ này.

Theo các nhà nghiên cứu, có thể những dấu hiệu của tự kỷ sớm, khi trẻ mới 3 tháng tuổi, tạo thuận lợi cho những can thiệp sớm nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu các khiếm khuyết có liên quan.

Ami Klin, nhà tâm lý học thuộc ĐH Emory ở Mỹ nói: “Những gì chúng ta đang hiểu về thì đó là một đặc điểm và đặc điểm này có trở thành một khuyết tật hay không phụ thuộc vào các trải nghiệm ban đầu. Phát hiện sớm làm tăng hy vọng tránh được những khiếm khuyết do chứng này gây ra”.

Theo các nhà khoa học, có thể được gây ra bởi một số gen, cả di truyền và đột biến, cũng như những yếu tố khác, như cha mẹ tuổi đã cao mới sinh con. Một nghiên cứu mang tính hời hợt đã quy kết các vắc-xin tiêm cho trẻ sơ sinh như sởi, quai bị và rubella là thủ phạm gây ra tự kỷ. Tuy nhiên, ngay sau đó, tuyên bố này đã bị bác bỏ.

Kể từ cuối những năm 1990, rối loạn ngày càng trở nên phổ biến. Theo các nhà nghiên cứu, điều này một phần nhờ các phương pháp chẩn đoán đã được cải thiện, nhưng cũng không loại trừ tỷ lệ mắc phải đang gia tăng do các yếu tố về môi trường và sinh học.

Những khiếm khuyết đặc trưng của chứng này, như chậm nói, khó khăn trong giao tiếp xã hội và các hành vi lặp đi lặp lại, thường không xuất hiện cho đến khoảng hai năm sau khi trẻ sinh ra. Đến lúc này hầu hết trẻ có biểu hiện được chẩn đoán tự kỷ.

Triển vọng mới

Mặc dù các nhà nghiên cứu không chứng minh cụ thể về nguồn gốc của tự kỷ, nhưng họ đang có một cái nhìn rõ ràng hơn về cách mà nó tiến triển.

Joseph Piven, chuyên gia tâm thần học thuộc ĐH Bắc Carolina ở Chapel Hill (Mỹ) và các đồng nghiệp đã nghiên cứu trên 106 trẻ sơ sinh có một anh/chị bị tự kỷ, là đối tượng có cơ hội cao phát triển sự rối loạn này.

Họ scan não của trẻ ở 6 tháng tuổi và tiếp tục ở 12 và 24 tháng tuổi, qua sử dụng kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ và phát hiện sự khác nhau khá rõ giữa các trẻ bình thường và sau này.

Não của trẻ sơ sinh về sau mắc phát triển nhanh hơn những trẻ khác lúc 6 tháng tuổi, diện tích bề mặt mở rộng cho đến 12 tháng tuổi, sau đó trở nên lớn hơn về khối lượng vào lúc hai tuổi.

Việc chụp cắt lớp, theo dấu những thay đổi ở não cho phép các bác sĩ nhi khoa phát hiện sớm bệnh trước khi các triệu chứng xuất hiện. Qua một thử nghiệm scan não ở trẻ 6 và 12 tháng tuổi, các nhà nghiên cứu đã đoán trước khá chính xác khả năng mắc ở 8 trong số 10 trẻ sơ sinh.

Năm 2018, một nhóm nghiên cứu do Charles Nelson, một nhà thần kinh học tại Trường Y Harvard đứng đầu, đã phát hiện ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bằng cách lập bản đồ hoạt động não của chúng qua điện não đồ. Qua kiểm tra ở trẻ 3 tháng tuổi và 3 năm tuổi, họ thấy rằng hoạt động trong não của trẻ được chẩn đoán mắc sau này nổi bật so với phần còn lại.

Klin, một nhà thần kinh học tại Đại học Emory (Mỹ) và cộng sự đã theo dõi chuyển động mắt của trẻ sơ sinh khi chúng xem video. Họ nhận thấy, trẻ sơ sinh từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi dành ít thời gian nhìn vào mắt người hơn là trẻ sơ sinh phát triển thông thường có khả năng mắc chứng khi chập chững đi.

Trong một nghiên cứu với trẻ mới biết đi, họ phát hiện những trẻ mắc chứng nhìn chằm chằm vào khuôn mặt chỉ bằng nửa thời gian so với nhìn các vật thể khác.

Kết quả này cho thấy, trẻ sơ sinh sẽ phát triển bệnh nhìn thế giới theo một cách khác về cơ bản. Điều này làm thay đổi sâu sắc cách chúng tương tác xã hội, từ đó có tác động đối với sự phát triển não bộ, có thể dẫn đến suy yếu sau này. Theo Klin, điều dường như đang xảy ra là trẻ em mắc chứng thiếu rất nhiều trải nghiệm hiểu biết xã hội.

Những phát hiện này mở ra triển vọng cho những em bé có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, chúng có thể được đưa vào quy trình điều trị sớm. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm các biện pháp can thiệp hành vi như “Mô hình can thiệp sớm Denverm”, một chương trình hướng dẫn phụ huynh và các nhà trị liệu sử dụng các phương pháp cụ thể, như chơi đùa, phát triển kỹ năng xã hội và ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ.

Một thử nghiệm gần đây trên 118 trẻ em ở Mỹ cho thấy, sự can thiệp này đã cải thiện khả năng ngôn ngữ của chúng, điều mà theo các nhà nghiên cứu, là một trong những yếu tố tốt nhất giúp cho trẻ mắc chứng hạn chế những khiếm khuyết của chúng.

Geraldine Dawson, nhà tâm lý học của Đại học Duke ở North Carolina (Mỹ), người giúp tạo ra mô hình trên, nói: “Những gì chúng tôi muốn làm càng sớm càng tốt là giúp hòa nhập xã hội”.

Theo Nationalgeographic

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/kham-pha-moi-giup-xac-dinh-som-tre-tu-ky-20200501203352569.html)

Tin cùng nội dung

  • Con trai tôi học lớp 3 bị tự kỷ - aspagor hang động - đang khám và điều trị ngoại trú theo đơn bác sĩ.
  • Nếu các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy lợi ích rõ rệt của loại Thuốc này thì nó sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm nữa.
  • Có mối liên quan đáng kể giữa thiếu hụt kẽm và bệnh tự kỷ, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ tuổi.
  • Nghiên cứu cho thấy trẻ mắc chứng tự kỷ có những đặc điểm khuôn mặt khác biệt so với các trẻ không mắc chứng bệnh này...
  • Hiểu không rõ về tự kỷ khiến nhiều phụ huynh hoang mang khi vừa thấy vài biểu hiện “là lạ” ở con em mình.
  • Hiện nay, một số tổ chức xem tự kỷ như một cách sống hơn là bệnh nên không cần chữa, một số khác thì tìm cách chữa lành chứng bệnh này.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Nếu can thiệp trước 2 tuổi, trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%. Nhưng trên thực tế, gần 50% trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.
  • Chúng tôi ở nước ngoài sắp về nước tìm nhận lại người thân bị thất lạc. Làm sao để biết chính xác đó là em, cháu ruột của mình? Tại TPHCM có nơi nào nhận xét nghiệm huyết thống? Chi phí và tính bảo mật? Cảm ơn Mangyte rất nhiều. Trân trọng! (Nguyễn Quốc Bình, Cộng hòa Liên bang Đức)
  • Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh. Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY