Những vòng đá senegambia bị chia thành 4 phần nằm ở senegal và gambia. chúng được cho là có từ năm 300 tcn – 1600 sau công nguyên và trải dài trên diện tích rộng gần 30.000 km2. di chỉ khảo cổ này gồm 29.000 khối đá, 17.000 tượng đài và 2.000 công trình đơn lẻ chứa các ngôi mộ, mảnh vỡ sành sứ và các vòng đá khổng lồ. những khối đá trung bình nặng khoảng 7 tấn và cao khoảng 2 m.
Theo các nhà khảo cổ, để xây dựng được công trình khảo cổ đồ sộ này cần phải có rất nhiều người có kiến thức chuyên sâu về địa chất, số lượng công nhân lớn cũng như tìm ra cách vận chuyển và chế tác chúng. chính vì vậy, người ta tin rằng, di tích khảo cổ này từng là nơi tồn tại một xã hội phát triển thịnh vượng. những người dân ở đây cũng chính là những người xây dựng nên các vòng đá.
Mặc dù có giả thuyết rằng, “Zimbabwe Vĩ đại” là tên của một quốc gia nhưng thực ra cái tên Zimbabwe là từ bị tiếng Anh hóa xuất phát từ cụm từ của người châu Phi có nghĩa là “Ngựa đá”.
“zimbabwe vĩ đại” được xây dựng cách đây khoảng 900 năm và được gọi là “tường đá khô”. công trình cổ xưa này trải dài trên diện tích rộng khoảng 1.800 mẫu anh. các nhà khảo cổ ước tính quần thể công trình này được xây dựng trong hơn 300 năm và là nơi cư trú của hơn 18.000 người.
Phần lớn những khu vực trong quần thể bị đổ nát nhưng vẫn còn một số công trình đứng sừng sững. toàn bộ khu vực đã được unesco công nhận là di sản thế giới. cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa thể giải mã những bí ẩn liên quan đến “zimbabwe vĩ đại” trong đó có mục đích của công trình này là gì.
Lalibela được biết đến là thành phố linh thiêng nhất ở Ethiopia. Vào thế kỷ 12, Thánh địa Jerusalem bị người Hồi giáo chiếm giữ khiến người Cơ đốc giáo không thể hành hương đến. Xuất phát từ tình hình này, vua của Lalibela đã quyết định xây dựng một “Jerusalem mới” với 11 nhà thờ bằng đá nguyên khối.
Theo các ghi chép lịch sử, những nhà thờ Lalibela được xây dựng trong 24 năm. Sau khi hoàn thành, những nhà thờ Lalibela trở thành kiệt tác xây dựng bằng đá nguyên khối. Chúng được đục đẽo từ trên xuống, bao gồm 2 lớp đá bazan núi lửa, tạo thành cửa ra vào, cửa sổ, cột… và được nối với nhau bằng hệ thống đường hào. Những nhà thờ Lalibela lưu giữ các giá trị lịch sử và tôn giáo của địa phương.