Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Khi bị bệnh sốt xuất huyết cần ăn gì để nhanh khoẻ?

Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn. Do vậy, chế độ dinh dưỡng giai đoạn này cần đặc biệt chú ý để người bệnh nhanh hồi phục.

Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn. Do vậy, chế độ dinh dưỡng giai đoạn này cần đặc biệt chú ý để người bệnh nhanh hồi phục.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Khi bị bệnh sốt xuất huyết cần ăn gì để nhanh khoẻ? - Ảnh 1

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết rất quan trọng. Ảnh minh họa

Nhiều người sẽ rất lo lắng bởi không biết khi bị sốt xuất huyết nên làm gì, ăn gì và điều trị như thế nào để bệnh có thể nhanh khỏi, tránh những biến chứng có thể gây Tu vong.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết

1. Bổ sung nhiều nước

Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, người thân nên cho người bệnh uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn; và từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

2. Ăn cháo loãng, súp

Khi bị bệnh sốt xuất huyết cần ăn gì để nhanh khoẻ? - Ảnh 2

Các loại cháo loãng, soup dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất tốt cho người bệnh.

Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ con. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, soup để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Đối với trẻ em bị sốt xuất huyết mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Khi cho trẻ ăn, bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập.

Trong thời điểm này, các mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà... để tăng cường sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh sốt xuất huyết.

3. Cho trẻ ăn bù sau khỏi bệnh

Khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh thì bố mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho ăn bù để bổ sung chất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này.

Do ốm nên khẩu vị của bé thay đổi, bố mẹ cần kiên trì nấu các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng và ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt ...

4. Nước ép từ các loại hoa quả tươi

Khi bị bệnh sốt xuất huyết cần ăn gì để nhanh khoẻ? - Ảnh 3

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên bổ sung thêm các loại nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.

Những thực phẩm nên kiêng khi bị sốt xuất huyết:

1. Đồ ăn cay, nóng

Sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều khi mắc bệnh. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt,… sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến bệnh nặng thêm mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của người bệnh.

2. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Khi bị bệnh sốt xuất huyết cần ăn gì để nhanh khoẻ? - Ảnh 4

Người bệnh nên tránh các món chiên, xào, nướng nhiều dầu mỡ vì chúng gây ra các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, làm cho cơ thể chậm hồi phục hơn.

3. Thực phẩm sẫm màu

Bệnh nhân sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết (chảy máu), do đó nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh, chẳng hạn như cà phê, socola, coca, dưa hấu,...

Mục đích việc này là để bác sĩ không nhầm lẫn, có thể dễ dàng nhận biết bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.

4. Trứng và những thực phẩm chứa nhiều protein

Ngoài việc phải kiêng những thực phẩm trên thì người bị sốt xuất huyết cũng nên ăn kiêng ăn trứng. Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn.

Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do đó, sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Chính vì thế, người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn trứng và những thực phẩm giàu protein.

5. Đồ ngọt

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không nên uống nước ngọt, soda,… đồng thời cũng không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho bạch cầu chống lại các vi khuẩn chậm hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng hơn, lâu khỏi hơn.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/khi-bi-benh-sot-xuat-huyet-can-an-gi-de-nhanh-khoe-a324675.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Nếu có triệu chứng bị bệnh dạ dày, hoặc đang bị dạ dày, bạn cần tránh những thực phẩm dưới đây để hạn chế sự tiến triển xấu của bệnh.
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY