Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Khi nào cần phẫu thuật van tim

Thông thường trường hợp nặng bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật van tim có thể được sửa chữa hoặc thay thế.

Sửa chữa van bằng cách loại bỏ cặn canxi hoặc mở rộng van đóng không đúng vị trí. Sửa chữa cũng có thể được áp dụng để điều trị các khuyết tật bẩm sinh và khuyết tật của van hai lá.

Thay thế van được áp dụng để điều trị bất kì bệnh lý van tim mà không thể sửa chữa được. Thủ thuật được thực hiện bằng cách cắt bỏ van cần thay thế và gắn vào một van giả. Van có thể làm bằng vật liệu hóa học (nhựa, carbon hoặc kim loại) hoặc sinh học (được làm từ các mô của con người hoặc động vật).

Cách phòng bệnh hiệu quả

Để phòng bệnh van tim do thấp tim gây ra, cần có chế độ vệ sinh phòng bệnh tốt. Ngăn chặn các yếu tố nguy cơ (di truyền, gia đình, kiểm soát và điều trị tốt tình trạng nhiễm khuẩn như viêm họng...); Chủ động điều trị bệnh để các yếu tố nguy cơ không phát triển thêm, đó là điều trị cho bệnh không dẫn đến biến chứng hoặc có biến chứng thì cần điều trị nội khoa, can thiệp hoặc phẫu thuật.

Đặc biệt, phòng chống thấp tim là biện pháp cơ bản ngăn ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm. Khi phát hiện bị thấp tim cần được quản lý theo dõi chặt chẽ ở các cơ sở y tế và tiêm phòng thấp tim đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.

Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ như: điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid máu; hạn chế ăn mặn, hạn chế ăn mỡ và phủ tạng động vật; hạn chế uống rượu, bia; không hút Thu*c lá; tăng cường vận động thể lực theo khả năng (ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần), tránh stress, không để thừa - cân béo phì... đề phòng bệnh mạch vành (nguyên nhân gây suy tim, hở van tim); Hằng ngày cần vệ sinh thân thể và môi trường để không bị bệnh nhiễm trùng... Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý.

Theo BS Tuấn Anh - Sức khỏe và Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/khi-nao-can-phau-thuat-van-tim-n214408.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 23 tuổi, nửa đêm đột nhiên khó thở và đau nhói vùng ngực trái. Cháu đi khám và được chẩn đoán bệnh hở van tim.
  • Tôi bị hở van tim hai lá, hở 4/4. Tôi đang uống Thu*c và thấy người khỏe, nhưng người nhà cứ yêu cầu đi mổ.
  • Theo các nhà nghiên cứu, gần 1/4 bệnh nhân sử dụng van tim nhân tạo đang phải đối mặt với sự xáo trộn trong giấc ngủ của họ, do tiếng ồn của máy.
  • Bệnh van tim là sự rối loạn hoạt động của các van có tác dụng kiểm soát dòng máu vào tim và chảy qua tim. Một số thể bệnh có thể đe dọa tính mạng
  • Phẫu thuật thay van tim nhân tạo được tiến hành đầu tiên trên thế giới vào những năm 1960 và tại nước ta vào những năm 1970. Đến nay, có hàng vạn bệnh nhân được thay van tim nhân tạo ở nước ta. Tuy nhiên, mang van nhân tạo không có nghĩa là bạn sẽ hoàn toàn bình thường mà không phải điều trị Thu*c gì. Những bệnh nhân mang van nhân tạo cần được điều trị và theo dõi một cách cẩn thận để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
  • Tôi bị bệnh van tim, vừa phải trải qua phẫu thuật thay van tim nhân tạo và phải dùng Thu*c chống đông.
  • Các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) vừa phát triển một loại van tim nhân tạo có thể giúp bệnh nhân ít gặp rủi ro sau khi phẫu thuật tim mở.
  • Tôi bị bệnh van tim, vừa phải trải qua phẫu thuật thay van tim nhân tạo và phải dùng Thu*c chống đông.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Chào Mangyte, Tôi bị bệnh tim, hở van tim 2 lá 4/4; van tim 3 lá hở 2/4. Tôi đã phẫu thuật xong và bác sĩ đã đặt 2 vòng van nhân tạo vào hai van tim của tôi, song trong quá trình hồi sức sau phẫu thuật cho tôi thì phổi của tôi bị xẹp nên bác sĩ đã phải sử dụng thêm 1 bộ phổi nhân tạo.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY