Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh và trẻ từ 1-3 tuổi có ít khả năng bảo vệ nội sinh chống lại bức xạ của tia cực tím hơn người lớn. Cấu tạo làn da của các bé có chứa ít melanin hơn và lớp sừng của thượng bì còn rất mỏng manh nên da trẻ nhạy cảm. Điều này có thể dễ dàng bị tổn thương khi tiếp xúc với tia phóng xạ cực tím (UV) của mặt trời, ngay cả vào những ngày trời nhiều mây hoặc u ám.
Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời có thể gây phỏng da, say nắng/kiệt sức do nóng, ung thư da, đục thủy tinh thể mắt và các bệnh về mắt khác cho trẻ. Trong các tháng hè, làn da nhạy cảm của trẻ em cũng có thể bị phỏng khi chạm vào các bề mặt nóng chẳng hạn như lề đường, các cầu tuột bằng kim loại ngoài trời hoặc các cánh cửa xe ô tô.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tiếp xúc với tia tử ngoại cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, đưa đến nhiều rủi ro bị các bệnh nhiễm trùng và giảm hiệu quả của vaccine chủng ngừa. Mặt trời cũng có thể gây lão hóa và tổn thương cho da. Bằng cách bảo vệ trẻ em không bị phỏng nắng và không để tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, có thể giảm thiểu một cách đáng kể rủi ro bị ung thư da của các em.
Hiệp hội nhi khoa hoa kỳ khuyến cáo, không nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi; tốt hơn hết là giữ chúng trong bóng râm, nơi thoáng mát. bởi lúc này, da của bé còn rất mỏng manh trước tác hại của tia uv và nhạy cảm với các thành phần có trong kem chống nắng, dù kem chống nắng vật lý hay hóa học. cách tốt nhất để bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi ánh nắng mặt trời là để trẻ trong bóng râm càng nhiều càng tốt. ngoài ra, hãy mặc quần áo bảo hộ cho bé, đội mũ có vành và đeo kính râm. tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng trẻ không bị quá nóng.
không nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.
Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, có thể dùng kem chống nắng. nên chọn kem chống nắng vật lý chứa titanium dioxide và zinc oxide do ít gây kích ứng và không hấp thụ vào da. ngoài ra, cần tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyến nghị dùng kem chống nắng có sự bảo vệ chống tia cực tím a (uva), b (uvb) và chỉ số chống nắng (sun protection factor, viết tắt spf) là 30 hoặc hơn nếu trẻ ở ngoài nắng. hãy bảo đảm dùng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được cấp phép bởi cơ quan chức năng.
Với một số trẻ nhỏ, hóa chất trong một vài loại kem chống nắng có thể khiến trẻ bị dị ứng, bị nổi sải hoặc phỏng da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. vì vậy, cần thoa thử một ít lên da trước khi thoa lên toàn thân, hoặc dùng loại kem chống nắng gốc khoáng chất có chất kẽm hoặc titanium để giảm thiểu rủi ro da bị phản ứng.
bôi kem chống nắng 30 phút trước khi cho trẻ ra nắng để Thu*c thấm vào da và đỡ bị nước làm trôi đi hoặc mất tác dụng do sự chà xát. hãy bôi Thu*c chống nắng theo như chỉ dẫn và cứ mỗi vài tiếng thì bôi lại một lần, sau khi bơi lội, hoặc sau thời gian trẻ chạy nhảy.
hãy cẩn thận khi bôi kem chống nắng chung quanh mắt cho trẻ. kem có thể gây khó chịu, vì vậy hãy tránh mí mắt trên và mí mắt dưới. kem chống nắng cũng giống như nhiều sản phẩm khác, có giới hạn thời gian sử dụng và theo thời gian mất dần tác dụng. hãy kiểm tra ngày hết hạn và thay chai mới nếu chúng đã hết hạn sử dụng.
Kem chống nắng nên được sử dụng như là hàng phòng thủ cuối cùng sau khi tránh ánh nắng trực tiếp, mặc quần áo, mũ và che bóng râm. nếu trẻ phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hãy thoa kem chống nắng cho những vùng da nhỏ không được che bởi khăn quấn, quần áo và mũ.
Chủ đề liên quan:
kem chống nắng