Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Khó khăn điều trị HIV ở Tây Nguyên vì kỳ thị

Là khu vực đang phát triển kinh tế mạnh mẽ, nạn H*t ch*ch M* t*y và M*i d*m ngày càng biến tướng phức tạp ở khu vực Tây Nguyên. Số người nhiễm HIV có nguồn lây nhiễm ngày càng đa dạng, đặc biệt lây nhiễm trong quan hệ đồng tính. Một khó khăn lớn trong công tác điều trị chính là sự kỳ thị của cộng đồng.

Nhiều người Tu vong sớm vì ngại đi điều trị

Gia đình ông nguyễn văn h. ở huyện biên giới đức cơ (gia lai) nhiều ngày nay trĩu nặng nỗi buồn vì đã có người thân Tu vong vì nhiễm hiv. cũng bởi sợ bạn bè, hàng xóm biết mà chê bai, dè bỉu, kỳ thị nên người thân ông h. để liều, sống co cụm, không điều trị kịp thời, dẫn đến bệnh trầm trọng và Tu vong nhanh.

Theo ngành y tế Gia Lai, toàn tỉnh này đã ghi nhận 1.179 trường hợp nhiễm HIV. Trong đó, 414 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS. Trong năm 2020, ghi nhận 10 trường hợp Tu vong, nâng tổng số Tu vong do AIDS lên 277 trường hợp.

Số bệnh nhân cao vậy nhưng gia lai mới có 1 cơ sở điều trị arv tại bệnh viện đa khoa gia lai và 1 điểm cấp Thu*c arv cho phạm nhân tại trại giam gia trung. tình trạng kỳ thị tuy có được cải thiện song sự quan tâm, cảm thông của cộng đồng, gia đình với người nhiễm hiv vẫn chưa nhiều. bên cạnh đó, lượng lớn người nhiễm hiv là lao động, người làm nghề tự do nên ngại tiếp cận các dịch vụ điều trị của ngành y tế. đến khi bệnh nặng mới bấn loạn tìm giải pháp thì đã ở giai đoạn muộn, rất khó điều trị.

Thống kê của khoa phòng, chống hiv/aids (trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đăk lăk) cũng cho thấy, tính riêng đến tháng 9/2020, trên địa bàn tỉnh này tích lũy 2.477 trường hợp nhiễm hiv, tích lũy 1.431 bệnh nhân aids và 479 người Tu vong do aids. có 109 bệnh nhân mới nhiễm hiv và 167 bệnh nhân chuyển sang giai đoạn aids. nguồn lây trong giới đồng tính diễn biến khó lường, sợ bị kỳ thị nhiều người không đi điều trị, nhân viên y tế phải nỗ lực vận động.

Thấy rõ tác hại vì để liều khi phát hiện nhiễm hiv, một số bệnh nhân đã cởi bỏ bớt mặc cảm đi điều trị. hiện nay, tại đăk lăk có 450 bệnh nhân điều trị hiv/aids. đều đặn hàng tháng các bệnh nhân đến khám, xét nghiệm và điều trị bằng Thu*c arv tại cơ sở y tế. với sự tư vấn cặn kẽ, nhiệt tình của cán bộ y tế, người nhiễm có thêm kiến thức về căn bệnh mình mắc phải và có ý thức hợp tác điều trị đầy đủ, phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

Tư vấn cho bệnh nhân HIV.

Tư vấn cho bệnh nhân HIV.

Phối hợp nhiều phương pháp

Theo ngành y tế Lâm Đồng, Đăk Lăk: Để giảm mạnh tình trạng nhiễm HIV trong cộng đồng cần phối hợp nhiều phương pháp trong điều trị. Vừa can thiệp y khoa, vừa tư vấn tâm lý giúp người bệnh tự tin hơn trong cuộc sống, không chán nản mà làm lây lan ra người thân.

Sở y tế đăk lăk cho biết, người bệnh hiv/aids trên địa bàn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cán bộ y tế, chính điều này đã giúp họ bớt đi mặc cảm lo lắng, cân bằng tâm lý, hợp tác và tuân thủ điều trị tốt hơn. thực tế, không ít bệnh nhân hiv/aids gặp phải sự kỳ thị phân biệt đối xử. điều này khiến người nhiễm giấu tình trạng bệnh, không dám tiếp xúc với cộng đồng, không hợp tác điều trị. do đó họ khó tiếp nhận thông tin, kỹ năng phòng bệnh và có thể vô tình lây truyền hiv cho người khác, làm cho mức độ lây nhiễm trong cộng đồng ngày càng trầm trọng.

Bác sĩ Huỳnh Thị Hồng Sinh, Khoa Phòng, chống HIV/AIDS - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Lăk chia sẻ: Có rất nhiều trường hợp người nhiễm HIV là nạn nhân hoặc do công việc mà họ bị nhiễm bệnh, có những trường hợp người phụ nữ bị chồng mắc bệnh truyền sang, rồi đứa trẻ bị lây nhiễm HIV từ mẹ, những chiến sĩ công an, những cán bộ y tế bị phơi nhiễm nghề nghiệp... Do vậy, rất cần sự thấu hiểu, chia sẻ, giúp đỡ để họ tránh cái nhìn cực đoan về cuộc sống và quan trọng hơn là giúp họ đẩy lùi bệnh tật và tuyệt vọng. Mặt khác, nhận thức được thông tin đầy đủ về căn bệnh này, họ sẽ là tuyên truyền viên đắc lực về phòng chống HIV/AIDS cho cộng đồng, qua đó cũng giúp họ sống có ý nghĩa, tự tin và vui vẻ hơn.

Cũng theo bác sĩ sinh, cải thiện sức khỏe là niềm vui chung của tất cả bệnh nhân có hiv. họ được hòa nhập cộng đồng, sinh sống và làm việc như tất cả mọi người. niềm vui còn được nhân lên gấp bội khi rất nhiều bệnh nhân mang trong mình hiv đã sinh ra những đứa con khỏe mạnh, âm tính hoàn toàn với hiv. theo số liệu của khoa phòng, chống hiv/aids, trong 9 tháng đầu năm 2020, có 11 sản phụ mắc hiv được điều trị arv sinh con và nhờ được uống Thu*c đầy đủ nên các em bé sinh ra đều không bị lây nhiễm hiv; 11 trẻ được sinh từ mẹ nhiễm hiv và đã được dự phòng arv ngay từ khi mới sinh.

Từ năm 2020, để giảm sự nóng bỏng của HIV, Gia Lai cũng đã triển khai nhiều giải pháp như: Đẩy mạnh chiến dịch dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; Đẩy mạnh phòng, chống HIV/AIDS trong mọi tình huống; Tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông, xóa bỏ kỳ thị. Đặc biệt, chú trọng đến việc tuyên truyền trực tiếp đến các người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm. Bên cạnh đó, thường xuyên thăm các gia đình có người nhiễm HIV để tư vấn họ cách bảo vệ mình và người thân.

Các đối tượng có nguy cơ cao ngày càng thấu hiểu lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm hiv, nhất là xét nghiệm hiv tại cộng đồng; lợi ích của điều trị bằng Thu*c arv; lợi ích tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị hiv/aids tại các cơ sở y tế. cùng với đó, ngăn chặn mạnh việc lây hiv từ mẹ sang con.

Bài, ảnh: Đông Hưng-Mai-Thi

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/kho-khan-dieu-tri-hiv-o-tay-nguyen-vi-ky-thi-n185043.html)

Chủ đề liên quan:

điều trị kỳ thị

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY