Bạn nên biết hôm nay

Khó nuốt, cảnh báo bệnh gì?

Thỉnh thoảng khó nuốt thường không phải là mối lo lớn và chỉ đơn giản là có thể xảy ra khi ăn quá nhanh hoặc nhai thức ăn không kỹ.
Thỉnh thoảng khó nuốt thường không phải là mối lo lớn và chỉ đơn giản là có thể xảy ra khi ăn quá nhanh hoặc nhai thức ăn không kỹ. Nhưng khó nuốt, đau khi nuốt, không thể nuốt, cảm giác mắc kẹt trong cổ họng... có thể cảnh báo bệnh">cảnh báo bệnh lý từ thực quản..

Viêm thực quản: đây là nguyên nhân thường gặp gây nên hiện tượng nuốt khó. Viêm thực quản có thể do vệ sinh răng miệng không tốt, dinh dưỡng thiếu, dịch dạ dày chảy ngược lên... Người bệnh ngoài nuốt khó còn gặp triệu chứng đau khi ăn, khi nuốt thấy ở sau xương ức bị đau như có lửa đốt. Nhiều khi đau lan sang cả bên cạnh, sang cổ, xuống lưng, khi đứng thẳng thì hết đau. Bệnh nhân nặng có thể bị co giật cục bộ

Sa thực quản: đặc điểm của bệnh này là ngoài nuốt khó còn có hiện tượng đau lan tỏa từ phần bụng trên sang vùng lưng vai sau khi ăn. Khi nằm xuống, triệu chứng đau càng nặng thêm; triệu chứng đau giảm nhiều khi đứng.

Ung thư thực quản: đây là một trong những loại ung thư hay gặp ở nước ta, nhất là với nam giới trên 40 tuổi. Thời kỳ đầu, bệnh có biểu hiện tức sau xương ức hoặc có cảm giác nuốt khó hoặc nghẹn. Sau đó, bệnh nhân nuốt khó liên tục, ban đầu nuốt chất rắn khó, sau đó nuốt chất lỏng cũng khó, thậm chí nôn mửa ngay sau khi ăn.

Túi thừa thực quản: hiện tượng thực quản phát triển không bình thường, mọc các túi nhỏ lồi vào lòng thực quản. Khi ăn, thức ăn sẽ lọt vào bên trong làm các túi nhỏ này trương dần, to lên, đè vào thực quản gây nên hiện tượng nuốt không thông. Triệu chứng lúc nhẹ lúc nặng, và khi bị viêm thì có thể xuất huyết, thậm chí thủng thực quản. Thường túi thừa chỉ ở thực quản trên dẫn đến khó nuốt, người bệnh kèm thở rít, hôi miệng hoặc ho.

Ngoài ra, nuốt khó còn gặp trong trường hợp khối u lành thực quản, hẹp thực quản, biến đổi S*nh l* ở cơ thần kinh như: không co giãn cơ trơn; lão hóa do tuổi tác; co thắt lan tỏa; bệnh teo thực quản; trào ngược dạ dày thực quản...

Như trên đã nói có rất nhiều nguyên gây khó nuốt khác nhau và điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Việc nội soi thực quản sẽ giúp ích cho chẩn đoán sớm nguyên nhân từ đó có phương pháp điều trị đúng. Mặc dù khó nuốt không thể được ngăn chặn khi nguyên nhân do tổn thương hay rối loạn thần kinh, nhưng có thể giảm nguy cơ khó nuốt bằng cách ăn chậm và nhai kỹ. Phát hiện sớm và điều trị hiệu quả trào ngược dạ dày thực quản có thể giảm nguy cơ khó nuốt kèm bệnh teo thực quản.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-kho-nuot-canh-bao-benh-gi-18056.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng dịch vị acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và thường gây ra viêm thực quản nếu không được điều trị.
  • Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Bệnh diễn ra trong một thời gian dài làm cho niêm mạc thực quản biến đổi, dễ chuyển thành ung thư thực quản.
  • Các nhà khoa học Anh tìm ra cách thức mới trong việc chẩn đoán ung thư thực quản bằng cách kiểm tra viên nang Cytosponge làm từ bọt biển.
  • Tôi đi nội soi dạ dày được bác sĩ phát hiện polyp. Kết luận như sau: viêm hang vị, polyp nhỏ thực quản: niêm mạc thực quản sát tâm vị có polyp nhỏ dạng dẹt D khoảng 3mm. Bác sĩ nói không phải điều trị gì. Tôi đề nghị nên có giải pháp tiếp theo đề phòng ung thư, nếu cần mổ tôi rất sẵn sàng. Nhưng bác sĩ vẫn bảo không phải điều trị, ba tháng sau nội soi lại. Kính nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Lê Văn Hải (Hà Nội)
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Tôi 37 tuổi, khoảng 1 tháng nay, tôi bị khó nuốt khi ăn uống và rất dễ buồn nôn, đi khám bác sĩ bảo bị hẹp tâm vị. BS cho toa Thu*c về uống được 1 tuần. Xin hỏi Mangyte, bệnh của tôi có nguy hiểm gì không? (Hồ Đức Anh - Nha Trang, Khánh Hòa)
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Khó nuốt là tình trạng có thể xảy ra đối với bệnh nhân bị ung thư hoặc đang dùng các phương pháp điều trị liên quan. Nếu bạn gặp vấn về này, hãy ăn thực phẩm lỏng và mềm.
  • Khó nuốt có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nếu khó nuốt, bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì nguyên nhân gây ra khó nuốt có thể là do một bệnh lý nặng như ung thư thực quản.