Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Không cần đau đầu cân đo đong đếm, mẹ ước lượng thực phẩm mỗi bữa cho bé bằng cách siêu đơn giản này

Mỗi độ tuổi, các mẹ cần điều chỉnh lượng ăn mỗi bữa phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết đáp ứng cho sự phát triển toàn diện của các bé.

Bên cạnh vấn đề "Cho con ăn gì?" thì mỗi bữa cho con ăn bao nhiêu cũng là nỗi trăn trở của các mẹ khi có con đang trong độ tuổi ăn dặm.

Khẩu phần ăn của bé bao nhiêu là đủ?

Theo hướng dẫn lâm sàng về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ của Hiệp Hội Dinh Dưỡng lâm Sàng Anh, ăn dặm 1 lượng đủ và đúng có thể giúp bé phát triển tốt về cân nặng chiều cao và cũng như tránh bị biếng ăn do phải ăn quá nhiều. Ngoài ra, việc Về nguyên tắc, nên tập cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Trong những bữa đầu, có thể bé chỉ ăn được 1 hay 2 thìa cà phê thức ăn. Nếu bé tỏ ra háo hức thì trong những lần tiếp theo, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm, cho tới khi bé ăn được khoảng 50 -100 ml mỗi lần.

Trong năm đầu, ngoài việc tăng số lượng thức ăn trong mỗi bữa, số bữa của trẻ cũng cần được tăng dần, bắt đầu bằng một bữa mỗi ngày, sau đó cứ 2 tháng lại tăng thêm một bữa, cho tới khi bé ăn được 3 bữa mỗi ngày. Ví dụ bé 6 tháng ăn 1 bữa bột mỗi ngày, bé 8 tháng ăn 2 bữa và bé 10 tháng ăn 3 bữa bột mỗi ngày.

Khi lượng thức ăn dặm tăng dần, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn. Tuy nhiên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt năm đầu đời. Với trẻ 1 tuổi, sữa vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn.

Ước lượng khẩu phần ăn 1 bữa cho bé như thế nào?

Việc cân đo đong đếm từng loại thực phẩm cho mỗi bữa ăn của bé sẽ rất lích kích nếu như sử dụng các dụng cụ đo lường. Vì thế, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Hoàng Anh (hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy) đã gợi ý các mẹ cách ước lượng khẩu phần ăn mỗi bữa cho bé bằng bàn tay của các bé.

Lượng cháo của bé= dung tích bàn tay bé xòe ra.

Lượng rau/củ/quả = nắm tay của bé.

Lượng thịt/cá/trứng (chất đạm) = lưng bàn tay bé.

Lượng hạt ăn dặm = chiều dài ngón cái của bé.

Lượng chất béo omega-3 = dung tích đốt thứ nhất của ngón cái của bé.

Riêng lượng chất đạm cá/tôm/thịt sẽ tùy vào loại thực phẩm mà có ước lượng khác nhau, để đảm bảo bé hấp thụ tốt các nguồn chất đạm cho tăng trưởng, hệ miễn dịch, não bộ, đồng thời hạn chế quá nhiều cholesterol.

Cụ thể, mẹ có thể ước lượng các loại chất đạm 1 bữa ăn của bé như sau:

Lượng các loại cá bình thường (cá trắm, cá quả...) = bàn tay bé xòe ra.

Lượng cá chép/cá hồi/cá thu (cá giàu axit béo Omega-3) = lòng bàn tay bé.

Lượng thịt lợn/thịt bò/thịt gà = lòng bàn tay bé.

Độ dày của các miếng thịt/cá = Độ dày cạnh bàn tay bé.

Lượng thịt lươn = Độ dài từ lòng bàn tay đến đầu ngón tay giữa của bé.

Lượng tôm lấp đầy khu vực các ngón tay bé.

Lưu ý: Bé ở độ tuổi khác nhau có kích thước bàn tay cũng phát triển theo độ tuổi, nên ước lượng lượng đủ cho nhu cầu các chất dinh dưỡng theo kích thước bàn tay của bé.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/khong-can-dau-dau-can-do-dong-dem-me-uoc-luong-thuc-pham-moi-bua-cho-be-bang-cach-sieu-don-gian-nay-202003021224006.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng Thu*c giảm đau. Tuy nhiên một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy hiểm hoặc nghiêm trọng. Đừng bỏ qua đau đầu không giải thích được hoặc đau đầu tiến triển nặng dần theo thời gian.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY