Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Không chịu nổi khi học online ở nhà với mẹ, cậu bé 10 tuổi đã làm điều không ai ngờ tới

Quá áp lực khi bị mẹ kè kè trong mỗi giờ học trực tuyến, cậu bé đã cảm thấy không chịu nổi và có hành động bất ngờ.

Vài tháng nghỉ học ở nhà vì dịch Covid-19 và cũng ngần đó thời gian trẻ phải làm quen với việc học trực tuyến. Để các con tập trung học, không mượn cớ học trực tuyến để tranh thủ chơi, ngủ, nhiều bậc cha mẹ đã dành thời gian để ngồi kèm con học.

Tuy nhiên, việc bị bố mẹ kè kè ngồi cạnh giám sát với nhiều trẻ sẽ là một cực hình. Thậm chí, quan hệ của bố mẹ và con cái cũng bị "sứt mẻ" ít nhiều trong thời gian học online này.

Một cậu bé ở Trung Quốc, chỉ vì không chịu nổi sức ép khi ngồi học trực tuyến cùng mẹ đã bộc phát làm điều không ai nghĩ tới.

Chiều 1/4, Sở Cảnh sát Taiping thuộc Văn phòng Công an thành phố Ôn Ninh, tỉnh Chiết Giang nhận được cuộc điện thoại cầu cứu của một cậu bé 10 tuổi. Trên điện thoại, cậu bé vừa khóc, vừa nói. Cảnh sát đã vừa cố gắng nói chuyện vừa di chuyển thật nhanh tới nơi cậu bé ở vì lo lắng cậu bé đang gặp nguy hiểm.

Khi cảnh sát tới nhà riêng của cậu bé, ra mở cửa là cô Trương, mẹ cậu bé đã liên tục nói lời xin lỗi: "Xin lỗi vì đã để các anh phải tới đây. Chỉ vì con trai tôi không chịu làm bài tập và đã bí mật ra ban công để gọi cảnh sát để cầu cứu".

Cảnh sát yêu cầu cô Trương giáo dục con thật tốt để không xảy ra tình huống tương tự nữa. Khi cảnh sát chuẩn bị rời đi thì bất chợt cô Trương lại đề xuất: "Vì các anh đã đến đây rồi, hãy giúp tôi nói với cậu con trai vài câu được không?".

Suy nghĩ một lúc, các sĩ quan cảnh sát đồng ý theo cô Trương ra cửa chỗ ban công. "Con gọi cảnh sát tới đây, con muốn nói gì với các chú thì nói đi" – cô Trương nói với con trai.

Cậu bé vừa nói vừa khóc: "Cháu nghĩ các chú nên đưa mẹ cháu đi vì cháu không thể sống nổi nữa".

Rất ngạc nhiên với lời đề nghị của cậu bé 10 tuổi nhưng cảnh sát vẫn cố gắng giải thích cho cậu bé hiểu: "Chú đưa mẹ cháu đi thì ai chăm sóc cháu? Có kẻ xấu tới, ai bảo vệ cháu? Ở nhà cháu phải nghe lời bố mẹ nghe chưa!".

Làm thế nào để trẻ học trực tuyến hiệu quả?

Đặt mục tiêu rõ ràng cho con

Cha mẹ nên nắm rõ thời khóa biểu của con để có thể giám sát thời gian học của con một cách chính xác nhất. Tiếp đó cha mẹ nên đặt mục tiêu cho con với mỗi môn học và bài học thật rõ ràng để cải thiện hiệu quả lẫn hiệu suất học tập.

Nhắc nhở con về tinh thần tự giác khi học trực tuyến

Học trực tuyến ở nhà nghĩa là không có thầy cô giáo giám sát trực tiếp như khi học trên lớp nên bố mẹ phải là người cùng con đề ra lịch học sao cho phù hợp nhất.

Ngoài thời gian học trực tuyến, lúc nào con sẽ phải làm bài tập về nhà, làm bài trong bao lâu thì sẽ nghỉ giải lao… phải được bố mẹ thống nhất với con cụ thể và áp dụng nghiêm chỉnh.

Tạo tinh thần sảng khoái cho con

Vì các con đã quá bí bách vì nghỉ học ở nhà lâu, lại thêm bố mẹ kè kè sát bên khi học trực tuyến, vậy nên, phụ huynh cũng đừng quá khắt khe trong mỗi giờ học. Hãy cho con có động lực học tập hơn bằng những phần thưởng tinh thần như sau khi hoàn thành bài học sẽ được xem phim hoặc sử dụng điện thoại.

Không gian yên tĩnh khi học

Hãy tạo điều kiện để con có được một không gian yên tĩnh nhất khi con học tại nhà để trẻ có thể tập trung lắng nghe bài giảng của giáo viên và không bị sao nhãng vào các hoạt động của những thành viên khác trong gia đình.

Theo An Nhiên/ Tổ Quốc

http://toquoc.vn/khong-chiu-noi-khi-hoc-online-o-nha-voi-me-cau-be-10-tuoi-da-lam-dieu-khong-ai-ngo-toi-222020134153224762.htm

Theo Tổ Quốc

Link bài gốc

Copy link

http://toquoc.vn/khong-chiu-noi-khi-hoc-online-o-nha-voi-me-cau-be-10-tuoi-da-lam-dieu-khong-ai-ngo-toi-222020134153224762.htm

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/bai-hoc-lam-me-109/khong-chiu-noi-khi-hoc-online-o-nha-voi-me-cau-be-10-tuoi-da-lam-dieu-khong-ai-ngo-toi-357534)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Chỉ còn ít ngày nữa thôi mẹ bé sẽ đến ngày sinh nở, nhưng nghiệt ngã thay, một T*i n*n thương tâm đã khiến mẹ bé phải nhập viện cấp cứu khẩn cấp. Khi bé được các bác sỹ đưa ra khỏi lồng ngực cũng là lúc người mẹ bất hạnh trút hơi thở cuối cùng. Mới chào đời bé đã chịu mất mát quá lớn của đời người, đang ngằn ngặt sống những ngày khát sữa, khát hơi ấm tình thương…
  • Có những thời điểm “cậu bé” của bạn trở nên kém sung sức. Hãy cảnh giác vì những bất thường ở “cậu bé” có thể là dấu hiệu vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở bạn.
  • Người đàn ông nào cũng mơ ước “cậu nhỏ” của mình hoạt động trơn chu trong chuyện ấy, không chỉ đáp ứng nhu cầu của đối tác mà còn là mong muốn của bản thân, nhưng có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng của cậu nhỏ.
  • Vào cuối thế kỷ 20, nhiều bậc cha mẹ, người bảo mẫu và cô nuôi dạy trẻ thường nhắm mắt làm ngơ trước những hành vi T*nh d*c của trẻ em
  • Chú đã đến và đã làm cho mẹ tôi rất hạnh phúc. Chú cũng đối với tôi như một người bố, đưa tôi đi chơi, chơi bóng với tôi.
  • Có lẽ đây là tình trạng xảy ra với rất nhiều người và cũng vô vàn lời thắc mắc tại sao. Liệu tình trạng này là bình thường hay bất thường, liệu có phải bạn đang mắc một căn bệnh hay một rối loạn nào đó? Hãy đọc những luận điểm sau đây và tự tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này!
  • Lãi suất cao gấp đôi, gấp ba so với ngân hàng; dễ dàng tham gia và thoải mái lựa chọn số tiền đóng, nhiều dân công sở đang bị cuốn vào trào lưu chơi hụi trên mạng.
  • Cậu nhỏ của các quý ông có thể lúc nào cũng trong trạng thái ỉu xìu là do 8 thủ phạm chính sau.
  • Mới đầu chỉ là những nốt mụn nhỏ ở cánh tay nhưng chỉ một năm sau cơ thể của bé Li bị bao phủ bởi một lớp vỏ xù xì.
  • Có một thế giới thật khác: sống động, ấn tượng nhưng gần gũi, trong sáng. Đó là lăng kính nhìn cuộc sống của Nem, một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY