Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Không chủ quan với cơn đau thắt ngực ổn định

Cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện khi cơ tim không được cung cấp đủ lượng máu giàu oxy cần thiết để hoạt động một cách bình thường.

Lúc này, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn, đập nhanh và mạnh hơn khi người bệnh cố gắng làm một việc gì đó hay trong tình trạng căng thẳng quá mức. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vị trí đau thường ở vùng giữa ngực, sau xương ức hay vùng trước tim. Đau có thể lan lên cổ, ra hàm, ra cánh tay, thường gặp nhất là lan ra bên trái. Đôi khi đau ở vùng thượng vị. Cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép, đôi khi chỉ là cảm giác khó chịu trong ngực. Có trường hợp đau lan ra sau lưng, ra vùng cột sống làm người bệnh tưởng lầm là đau do thoái hóa cột sống thắt lưng.

Cơn thường tự hết từ 1-5 phút sau khi ngừng gắng sức. Đôi khi có thể thầm lặng (không đau hoặc đau ngực không điển hình) gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng.

Cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện khi cơ tim không đủ cung cấp lượng máu cần thiết.

Nguyên nhân khiến người bệnh bị đau thắt ngực ổn định chủ yếu là do các mảng xơ vữa động mạch vành làm cho lòng mạch bị thu hẹp khiến cho lưu lượng máu tới tế bào cơ tim bị giảm. Sự hình thành các cục máu đông cũng có thể là nguyên nhân làm tắc hẹp mạch máu và khiến người bệnh bị đau thắt ngực.

Ngoài ra, một số yếu tố là nguyên nhân gián tiếp khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh đau thắt ngực ổn định có thể kể đến bao gồm: Hút Thu*c lá: Chất nicotin có trong Thu*c lá sẽ tạo điều kiện khiến cho cholesterol bị tích tụ lại trên thành mạch gây ra tình trạng xơ vữa. Bệnh tiểu đường: Khi bị bệnh tiểu đường thì nồng độ cholesterol trong máu sẽ tăng khiến cho tăng tốc độ xơ vữa mạch vành và dẫn đến cơ thể bị nhồi máu cơ tim. Tăng huyết áp: Người bị tăng huyết áp sẽ có áp lực của máu lên thành động mạch tăng làm các động mạch bị tổn thương và gia tăng tốc độ xơ cứng động mạch. Rối loạn lipid máu: Khi bị rối loạn mỡ máu thì nồng độ chất béo và cholesterol bão hòa cao sẽ làm tăng nguy cơ bị đau thắt ngực và đau tim. Tiền sử gia đình mắc bệnh tim: nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh động mạch vành hoặc bị đau tim thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải cơn đau thắt ngực. Tuổi tác: Đàn ông trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi là đối tượng dễ có nguy cơ đau thắt ngực ổn định. Béo phì: Người béo phì sẽ có nguy cơ bị đau thắt ngực và bệnh tim mạch tăng so với người bình thường. Ít vận động: Ở những người lười vận động, lười tập thể dục, thể thao thì có khả năng cao bị tăng cholesterol, tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp. Căng thẳng, stress: Sự căng thẳng hay tức giận quá mức có thể làm tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau thắt ngực ổn định. Uống quá nhiều rượu, bia cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra thiếu mạn tính cục bộ ở cơ tim, làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực ổn định.

Điều trị nội khoa: Điều trị bằng Thu*c, có thể dùng một hoặc nhiều loại Thu*c kết hợp với nhau. Phương pháp này làm giảm được triệu chứng nhưng không giải quyết được nguyên nhân là hẹp lòng động mạch vành; Phẫu thuật bắc cầu nối chủ-vành: Vùng cơ tim bị thiếu máu sẽ được cung cấp máu bởi một mạch máu khác vòng qua chỗ động mạch vành bị hẹp hoặc tắc; Can thiệp động mạch vành qua da: Đây là phương pháp hiện đại đang được ứng dụng điều trị hiệu quả ở nước ta, không phải mổ xẻ, vừa làm giảm triệu chứng vừa giải quyết được nguyên nhân là hẹp lòng động mạch vành.

Cho dù người bệnh đã được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa hay tim mạch can thiệp thì việc thay đổi lối sống, điều trị một số bệnh có liên quan và tiếp tục sử dụng lâu dài một số Thu*c là hết sức cần thiết để điều trị và phòng ngừa đau thắt ngực.

Thay đổi lối sống: hút Thu*c lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh, do vậy không hút Thu*c lá là yêu cầu quan trọng. Xây dựng một lối sống lành mạnh, vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức, nhất là tình trạng stress.

Hạn chế tối đa ăn mỡ động vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít đường, bơ, phomát, không nên ăn mặn, những món dưa, cà càng hạn chế. Đặc biệt, không nên khoái khẩu với các món phủ tạng động vật, nhiều người cho rằng “ăn gì bổ nấy” cho nên mắc bệnh tim mạch rồi lại hay ăn tim động vật, điều này chẳng những không bổ dưỡng cho tim mà còn làm gia tăng những yếu tố nguy hiểm cho tim, đó chính là sự gia tăng của cholesterol có hại. Không uống nhiều rượu, bia và những chất kích thích khác.

Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là đi bộ hàng ngày, tối thiểu là 30 phút/ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối.

Đối với những người đã có cơn đau thắt ngực ổn định, tất cả những yêu cầu trên càng cần phải kiêng và thực hiện triệt để. Đồng thời, cần phát hiện và điều trị những bệnh liên quan đến bệnh mạch vành như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, béo phì - thừa cân.

BS. Nguyễn Quang Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/khong-chu-quan-voi-con-dau-that-nguc-on-dinh-n172401.html)

Tin cùng nội dung

  • Bạn hay bị đau nửa đầu, đau nhức ở vùng vai, gáy và tê buốt da đầu? Nếu mệt mỏi với việc uống Thu*c, bạn có thể tham khảo những cách trị đau đầu tự nhiên dưới đây mà nhiều người từng đánh giá hiệu quả.
  • Đau thắt ngực là một bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi, người bị tăng huyết áp, tiền sử có bệnh tim mạch, đái tháo đường hoặc do căng thẳng thần kinh.
  • Sau khi được ghép thận, việc kiểm tra bệnh nhân nhằm xác định các yếu tố rủi ro có thể làm giảm sự tồn tại thận ghép hoặc cơ hội ghép thành công là việc rất quan trọng.
  • Bệnh Zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ngoài 50 thì tỉ lệ gặp nhiều hơn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng cơn đau của nó luôn là nỗi sợ hãi của người bệnh.
  • Chúng ta thường bị những cơn đau vai gáy hành hạ khi ngồi máy nhiều, làm thế nào để đẩy lùi nhỉ?
  • Hầu như ngày nào phòng khám lồng ngực - mạch máu của bệnh viện đại học y dược TP.HCM cũng tiếp nhận vài ba bệnh nhân là nhân viên các văn phòng.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY