Tin tức hôm nay

Tin tức

Không có ca mắc COVID-19 mới, tỷ lệ điều trị khỏi đạt 81%

Đến 18h chiều nay 21/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới. Như vậy, hơn 5 ngày trôi qua, nước ta không có thêm bệnh nhân COVID-19. Hiện Việt Nam còn 52 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, trong đó 20 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-2 lần

Theo Bộ Y tế, đến chiều tối ngày 21/4, tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam vẫn là 268 trường hợp, trong đó 160 người từ nước ngoài (chiếm 59,7%) và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng (chiếm 40,3%.)

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) đến chiều nay là 75.799, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 268 trường hợp; 15.368 trường hợp đang cách ly tập trung tại cơ sở khác và 60.163 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hôm nay có 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi được công bố khỏi bệnh. Đến thời điểm này, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 216 người, còn 52 bệnh nhân đang điều trị

Số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 12 người và 8 người có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2.

heo Bộ Y tế, đến chiều tối ngày 21/4, tổng số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam vẫn là 268 trường hợp, trong đó 160 người từ nước ngoài (chiếm 59,7%) và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng (chiếm 40,3%.)

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) đến chiều nay là 75.799, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện là 268 trường hợp; 15.368 trường hợp đang cách ly tập trung tại cơ sở khác và 60.163 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hôm nay có 1 bệnh nhân tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi được công bố khỏi bệnh. Đến thời điểm này, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 216 (81%) người, còn 52 bệnh nhân đang điều trị

Số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 12 người và 8 người có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá Việt Nam có sự lãnh đạo hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19.

Tại cuộc họp báo trực tuyến của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương vào sáng 21/4, ông Takeshi Kasai - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO nhận định về công tác chống dịch COVID-19 của Việt Nam: “Việt Nam đã cho thế giới thấy sự lãnh đạo hiệu quả, quyết liệt và xuyên suốt nhiều cấp chính quyền, từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng cho đến các địa phương.“ Theo thống kê của WHO, Việt Nam đang là quốc gia có tỉ lệ ca mắc COVID-19 trên tổng dân số thấp thứ 2 của khu vực Tây Thái Bình Dương, với tỉ lệ 3 ca bệnh/1000.000 dân.

Ông Kasai khẳng định: "Theo những gì chúng tôi ghi nhận, Việt Nam đã đề ra được kế hoạch phù hợp và thực hiện nó đúng với những gì đã dự đoán trước, trong mỗi giai đoạn".

Việt Nam không chỉ học hỏi và cập nhật kế hoạch ứng phó dịch bệnh COVID-19 qua từng diễn biến mới của dịch mà còn thực hiện xét nghiệm, truy tìm các đối tượng tiếp xúc với người bệnh, ông Kasai cho biết. Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương cũng thẳn thắn đưa ra khuyến cáo rằng: “Việt Nam nên cẩn trọng xem xét bắt đầu tháo dỡ hạn chế như thế nào. Không nên là tất cả cùng lúc”.

Ông Kasai cho rằng, việc nới lỏng, dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội cần dựa trên các yếu tố như dữ liệu thực tế về dịch COVID-19, khả năng nhận thức của người dân về dịch bệnh, và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, cũng như khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá Việt Nam có sự lãnh đạo hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19.

Tại cuộc họp báo trực tuyến của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương vào sáng 21/4, ông Takeshi Kasai - Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO nhận định về công tác chống dịch COVID-19 của Việt Nam: “Việt Nam đã cho thế giới thấy sự lãnh đạo hiệu quả, quyết liệt và xuyên suốt nhiều cấp chính quyền, từ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng cho đến các địa phương.“ Theo thống kê của WHO, Việt Nam đang là quốc gia có tỉ lệ ca mắc COVID-19 trên tổng dân số thấp thứ 2 của khu vực Tây Thái Bình Dương, với tỉ lệ 3 ca bệnh/1000.000 dân.

Ông Kasai khẳng định: "Theo những gì chúng tôi ghi nhận, Việt Nam đã đề ra được kế hoạch phù hợp và thực hiện nó đúng với những gì đã dự đoán trước, trong mỗi giai đoạn".

Việt Nam không chỉ học hỏi và cập nhật kế hoạch ứng phó dịch bệnh COVID-19 qua từng diễn biến mới của dịch mà còn thực hiện xét nghiệm, truy tìm các đối tượng tiếp xúc với người bệnh, ông Kasai cho biết. Giám đốc WHO Tây Thái Bình Dương cũng thẳn thắn đưa ra khuyến cáo rằng: “Việt Nam nên cẩn trọng xem xét bắt đầu tháo dỡ hạn chế như thế nào. Không nên là tất cả cùng lúc”.

Ông Kasai cho rằng, việc nới lỏng, dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội cần dựa trên các yếu tố như dữ liệu thực tế về dịch COVID-19, khả năng nhận thức của người dân về dịch bệnh, và khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, cũng như khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế.

Tr.Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Khong-co-ca-mac-COVID-19-moi-ty-le-dieu-tri-khoi-dat-81-591813/)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY