Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Không có ca mắc mới, mỗi ca bệnh được coi là một ổ dịch tiềm năng

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến 6h hôm nay (9/4), Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm mới sau 12 giờ tính từ 16h ngày 8/4.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có 5 bệnh nhân thở oxy; số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 25 ca; số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 17 ca.

Dự kiến trong ngày 9/4, bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ công bố 2 bệnh nhân BN203, BN234 được điều trị khỏi.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thống nhất phải kiên định với 5 nguyên tắc đã được thực hiện ngày từ những ngày đầu thực hiện phòng chống dịch COVID-19: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Đây là chiến lược không thay đổi, phải quyết liệt thực hiện, không được chủ quan, mất cảnh giác.

Đến giờ Việt Nam vẫn đang kiểm soát dịch bệnh theo kịch bản dự báo và tới đây sẽ xuất hiện thêm các ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tất cả các ca này đều phải coi là ổ dịch tiềm năng (F0), cùng với việc xác định nguồn lây, quan trọng hơn là phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng các đối tượng F1, F2 và dập dịch.

Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức lại hệ thống trong bệnh viện, nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng. Bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi khám và điều trị cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19.

Tất cả những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được coi là có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 (F1). Trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì ê kíp cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người nhiễm COVID-19. Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố kiểm tra nghiêm túc việc thực hiện tại các cơ sở y tế.

Một ca mắc COVID-19 ở Việt Nam trở nặng, 3 lần ngừng tuần hoàn

Chiều 8/4, Tiểu ban Điều trị (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ) cho biết, đêm qua (7/4), bệnh nhân là bác gái bệnh nhân 17 có diễn biến nặng, 3 lần ngừng tuần hoàn. Ngoài ra, 5 người khác phải thở máy và 1 bệnh nhân phải lọc máu, đặt máy tim phổi nhân tạo – ECMO.

Trong hai ngày, 31 ca mắc COVID-19 ở Việt Nam được công bố khỏi bệnh

Trong hai ngày 7 và 8/4/2020, Việt Nam đã có 31 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh theo Tiêu chuẩn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.

Ca mắc COVDID-19 ở Hà Nam: Phức tạp, chưa rõ nguồn lây nhiễm

Do chưa xác định được nguồn lây nhiễm, cộng với bệnh nhân vừa mắc COVDID- 19 có tiểu sử dịch tễ phức tạp nên từ đêm qua đên nay, tỉnh Hà Nam đã phải triển khai hàng loạt biện pháp để ngăn chặn dịch lây nhiễm như cách ly người tiếp xúc, phong toả toàn bộ một thôn là nơi cư trú của người mắc COVID-19

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/khong-co-ca-mac-moi-moi-ca-benh-duoc-coi-la-mot-o-dich-tiem-nang-1638489.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY