Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Không khí trong lành và bài học từ đại dịch cúm 1918

Không khí trong lành, ánh sáng mặt trời và bệnh viện dã chiến là biện pháp chống dịch cúm gần 100 năm trước, phù hợp với Covid-19 ngày nay.

Đại dịch mới xuất hiện đẩy các nhà khoa học vào cuộc đua điều chế vaccine và thử nghiệm Thu*c. Chính phủ các nước thực hiện kiểm dịch, áp dụng "cách biệt cộng đồng", phong tỏa một khu vực hoặc thậm chí cả đất nước. Các sự kiện tụ tập đông đúc bị hoãn, nửa tỷ người trên thế giới phải ở trong nhà.

Giới chức y tế toàn cầu đã thực hiện các biện pháp tương tự 100 năm trước, khi dịch cúm Tây Ban Nha lan rộng khắp 5 châu.

Đến nay, kết quả còn lẫn lộn.

Song theo các dữ liệu y tế kể từ đại dịch năm 1918, các nhà khoa học chỉ ra kỹ thuật hiệu quả nhưng ít người biết đến để đối phó với căn bệnh.

Họ nhận thấy các bệnh nhân cúm Tây Ban Nha nặng . Sự kết hợp của không khí trong lành và ánh sáng mặt trời dường như đã ngăn ngừa khả năng Tu vong của bệnh nhân và nguy cơ lây chéo của nhân viên y tế.

Bệnh nhân cúm Tây Ban Nha năm 1918 được điều trị ngoài trời tại Boston, Mỹ. Ảnh: National Archives

Vào đợt dịch năm 1918, một trong số những nơi nguy hiểm nhất là các tàu quân sự đông đúc với hệ thống thông gió kém. Các binh lính và thủy thủ có nguy cơ cao bị nhiễm cúm và nhiều loại bệnh khác. Hầu hết bệnh nhân cúm Tây Ban nha không ch*t vì cúm, mà do viêm phổi và các biến chứng khác. Điều này tương đồng với Covid-19 năm nay.

Khi dịch cúm lan đến bờ biển phía đông nước Mỹ, thành phố Boston bị ảnh hưởng nặng nề. Cảnh sát đã thành lập một bệnh viện khẩn cấp để điều trị cho các ca nặng nhất trong số thủy thủ trên tàu quân sự cập cảng Boston.

Nhân viên y tế thường xuyên thông khí trong các lều chữa bệnh. Khi trời nắng ráo, họ đưa các thủy thủ ra ngoài. Đây là điều thường thấy trong các bệnh viện thời bấy giờ. Điều trị "ngoài trời" được áp dụng rộng rãi ở Mặt trận phía Tây. Cách thức này cũng thích hợp cho bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến, trong đó có lao phổi.

Bệnh nhân được đặt bên ngoài để hít thở không khí trong lành hoặc chăm sóc trong khu cách ly với cửa sổ mở cả ngày lẫn đêm.

Những năm 1960, các nhà khoa học của Bộ Quốc phòng Mỹ đã chứng minh rằng , có vai trò diệt khuẩn, tiêu diệt virus cúm và một số loại virus khác so với không khí trong nhà. Họ gọi đây là "yếu tố thoáng khí", cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Bên cạnh đó cũng có tác dụng bất hoạt virus, giết ch*t các vi khuẩn gây bệnh phổi và một số bệnh nhiễm trùng khác. Trong Thế chiến Thứ nhất, các bác sĩ phẫu thuật quân sự thường xuyên sử dụng ánh sáng mặt trời để chữa lành vết thương bị nhiễm trùng.

Năm 1920, các chuyên gia phát hiện việc đưa bệnh nhân ra ngoài nắng giúp tổng hợp vitamin D trong da. Lượng vitamin D cơ thể thấp có liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng khả năng mắc bệnh cúm.

Trong đại dịch năm 1918, các . Nhân viên y tế đặc biệt chú ý giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.

Hiện nay, Covid-19 bước sang giai đoạn mới, có chiều hướng lây lan mạnh hơn trên toàn cầu, nhiều quốc gia vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với đại dịch. Hệ thống y tế bị áp đảo, y bác sĩ phải làm việc tăng ca, tiếp xúc với bệnh nhân nhiều giờ liền trong tình trạng khan hiếm đồ bảo hộ và đối mặt với nguy cơ lây nhiễm chéo.

Hy vọng lớn nhất thời điểm này là vaccine và Thu*c điều trị. Thông thường, Thu*c kháng sinh và kháng virus có hiệu quả đối với bệnh viêm phổi và một số biến chứng khác. Song nhiều khu vực trên thế giới thậm chí không đủ khả năng sử dụng chúng.

Bệnh viện dã chiến được dựng lại từ Nhà thi đấu Tazihu ở Vũ Hán ngày 21/2. Ảnh: Barcroft Media 

Nếu lịch sử năm 1918 lặp lại, hoặc cuộc khủng hoảng Covid-19 trở nên tồi tệ hơn, các chuyên gia cho rằng bệnh viện dã chiến và lều điều trị tạm thời là cần thiết.

Tính đến ngày 19/3, Covid-19 đã lan 176 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 220.000 người bệnh, 8.982 ca Tu vong. Khoảng 85.000 người đã hồi phục.

Kể từ đầu dịch, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn sự lây lan của virus như phong tỏa hàng loạt thành phố của tỉnh Hồ Bắc, xây dựng nhiều bệnh viện dã chiến và tiến hành kiểm dịch trên diện rộng. Đến nay, số ca bệnh nội địa ở nước này giảm mạnh. Tình hình ở tâm dịch Vũ Hán "dễ thở" hơn rất nhiều. Hôm 10/3, bệnh viện dã chiến cuối cùng ở thành phố chính thức đóng cửa sau khi đã hoàn thành sứ mệnh của mình.

Trong khi đó, các nước châu Âu đang trở thành ổ dịch mới. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Italy với hơn 35.000 người lây nhiễm và 2.978 bệnh nhân Tu vong. Chính quyền phong tỏa toàn bộ đất nước. Trung tâm triển lãm quốc tế Fiera Milano tại thành phố Milan được trưng dụng làm nơi điều trị đặc biệt dành cho bệnh nhân Covid-19. Đây là bệnh viện dã chiến đầu tiên được thành lập ở nước này kể từ khi dịch bệnh quét qua.

Thục Linh (Theo Medium)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/khong-khi-trong-lanh-va-bai-hoc-tu-dai-dich-cum-1918-4071836.html#box_comment)

Tin cùng nội dung