Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Không nên hoảng sợ virus mới ở Trung Quốc

Các chuyên gia nói người dân không nên quá lo ngại về virus Langya mới xuất hiện tại Trung Quốc, bởi chưa có bằng chứng cho thấy virus lây truyền từ người sang người.

Trong công trình đã bình duyệt trên tạp chí Y khoa New England (NEJM), các nhà nghiên cứu xác định được mầm bệnh ở 35 người. Hầu hết bệnh nhân làm nghề nông, với các triệu chứng phổ biến nhất là sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ, buồn nôn, nhức đầu và nôn.

Truy vết tiếp xúc của 9 bệnh nhân với 15 thành viên trong gia đình, các chuyên gia không phát hiện dấu hiệu lây truyền từ người sang người.

"Để thực sự trở thành một mối nguy cơ, virus phải có khả năng lây truyền từ người sang người. Hiện chưa có bằng chứng hoặc báo cáo nào cho thấy tình trạng này đang xảy ra", Emily Gurley, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, Mỹ, cho biết, hôm 10/8.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy virus ở một số con dê và chó nhà. Tuy nhiên, họ đưa ra giả thuyết Langya bắt nguồn từ chuột chù hoang dã, nơi nó được phát hiện chủ yếu.

Thông qua giải trình tự gene, các nhà nghiên cứu xác định virus là một phần của chi Henipavirus. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, chi này bao gồm 5 loại virus khác: virus Hendra, virus Nipah, virus Cedar, virus dơi Ghana và virus Mojiang.

Chuột chù được cho là nguồn gốc của virus Langya. Ảnh: Bloomberg

Tiến sĩ Paul Duprex, nhà virus học và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vaccine tại Đại học Pittsburgh, cho biết virus Hendra và Nipah có độc lực và tỷ lệ tử vong cao trong các đợt bùng phát trước đây. Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy virus Langya mới có thể gây bệnh nhẹ hơn.

Virus Cedar, Ghanaian và Mojiang vẫn chưa thực sự lây nhiễm sang người. Gurley cho biết virus Langya có nhiều điểm tương đồng với virus Moijang nhất về mặt di truyền.

Báo cáo mới cung cấp thêm thông tin cho các nhà khoa học, duprex khuyên mọi người "không nên hoảng loạn trước một loại virus mới được phát hiện".

Hiện chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho các trường hợp nhiễm Henipavirus. Bác sĩ thường chỉ chăm sóc hỗ trợ nhằm kiểm soát các triệu chứng và biến chứng.

Thế giới cũng chưa có loại vaccine hiệu quả ngăn ngừa Henipavirus. Để phòng tránh lây nhiễm, các nhà khoa học đề xuất cộng đồng, du khách hạn chế tiếp xúc với ngựa, lợn, dơi bị bệnh hoặc chất bài tiết của chúng.

Thục Linh (Theo USA Today)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/khong-nen-hoang-so-virus-moi-o-trung-quoc-4498254.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Phương pháp này giúp giảm thiểu các bước xét nghiệm thủ công, từ đó giảm thiểu rủi ro sai sót, rút ngắn thời gian chẩn đoán.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY