Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Không phải trầm cảm, 80% các mẹ sau sinh gặp một hiện tượng khác khiến bản thân dễ khóc và lúc nào cũng căng thẳng mệt mỏi

Nhẹ hơn trầm cảm sau sinh nhưng hiện tượng này cũng khiến tâm trạng của mẹ tồi tệ trong một khoảng thời gian.

"Trầm cảm sau sinh" là cụm từ mang đầy tính đe dọa không chỉ đối với bất kỳ bà mẹ sắp sinh hay vừa sinh con nào, mà còn đối với các ông bố vừa lên chức và cả gia đình hai bên nữa.

Việc sinh một em bé ra đời là một trải nghiệm đặc biệt khó quên với hầu hết mọi bà mẹ. Dù em bé ra đời bằng cách sinh thường hay sinh mổ, mỗi cuộc sinh nở là một lần mẹ bị tổn thương thể chất nghiêm trọng. Sau khi con ra đời, cơ thể mẹ ngay lập tức phải tự điều tiết từ việc có một mầm sống "cộng sinh" với mình trong suốt 9 tháng trời chuyển qua chỉ còn nuôi dưỡng một mình bản thân.

Hormone tăng dần trong 9 tháng vừa qua giảm đột ngột sau một ngày, cùng với các đau đớn khi sinh nở, tất cả gây ra một sự mệt mỏi khủng khiếp cho mẹ trong quá trình hồi phục và chăm sóc con sau sinh. ngoài những thay đổi thể chất, người mẹ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều áp lực tâm lý và thay đổi cảm xúc.

Không phải trầm cảm, 80% các mẹ sau sinh gặp một hiện tượng khác khiến bản thân dễ khóc và lúc nào cũng căng thẳng mệt mỏi - Ảnh 1.

Sau khi sinh con, người mẹ gặp nhiều khó khăn và áp lực đến từ việc chăm sóc em bé.

Mọi người có lẽ đều nghĩ rằng khi sinh con ra, mẹ ngay lập tức sẽ có một sợi dây kết nối với con và yêu thương con vô bờ bến từ giây phút đầu tiên nhìn thấy con. nhưng thực tế không phải như vậy. không phải người mẹ nào vừa nhìn thấy con cũng đã cảm thấy thương yêu con sâu sắc ngay lập tức. một số người mẹ cảm thấy stress vô cùng khi phải cố gắng cho con bú mẹ.

Với nhiều người mẹ, việc con bú không phải là việc tự nhiên, dễ dàng hay dễ làm. tất cả những thay đổi và khó khăn trên dễ dẫn đến tình trạng mẹ bị xuống tinh thần trong vài tuần đầu sau sinh (baby blues). người mẹ luôn trong trạng thái cảm xúc không ổn định, nhiều lo lắng, khó chịu, dễ khóc, mất tập trung và luôn căng thẳng mệt mỏi. hiện tượng này xảy ra với khoảng 80% phụ nữ sau sinh, ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Dù đây là một hiện tượng phổ biến, nhưng nó vẫn khiến những người mẹ mới sinh và cả những người thân xung quanh cảm thấy không hề bình thường. mẹ hãy cố gắng lên, đây chỉ là một giai đoạn tạm thời, kéo dài khoảng 2 – 3 tuần sau sinh thôi. sau giai đoạn này, hormone trong cơ thể mẹ dần điều tiết về như cũ, mẹ cũng quen dần với việc chăm con và thêm gắn kết với con mỗi ngày.

Không phải trầm cảm, 80% các mẹ sau sinh gặp một hiện tượng khác khiến bản thân dễ khóc và lúc nào cũng căng thẳng mệt mỏi - Ảnh 3.

80% bà mẹ sau sinh gặp phải tình trạng xuống tinh thần sau sinh (baby blues).

Baby blues không nghiêm trọng như trầm cảm sau sinh. baby blues có thể ví như một đám sương mù dày đặc kéo đến ngay sau khi mẹ sinh con ra. tất cả mọi người trong gia đình, kể cả bố em bé và ông bà, đều phải điều chỉnh nếp sinh hoạt, thói quen hằng ngày cho phù hợp với sự xuất hiện của một em bé vừa chào đời.

Đây là một sự xáo trộn không hề nhỏ, cộng thêm những thay đổi ở chính bản thân mẹ và những vất vả khi lần đầu chăm sóc con nên nhiều người mẹ rơi vào tình trạng xuống tinh thần sau sinh trong vài tuần đầu. sau đó tình trạng này sẽ đỡ dần, đám sương mù tan biến, mẹ lấy lại sinh lực và tinh thần vui vẻ, tận hưởng thời gian bên con.

Trầm cảm sau sinh thì khác. sau 2 – 3 tuần sau sinh mẹ vẫn không hề cảm thấy đỡ hơn mà tinh thần ngày càng kém đi và lao dốc: rối loạn lo âu, suy nghĩ nhiều điều tiêu cực, khó ngủ, ăn không ngon miệng, mất kết nối với người thân và gia đình... các dấu hiệu cụ thể của trầm cảm sau sinh có thể là: chán ăn, sụt cân, suy nhược cơ thể, căng thẳng hay lo lắng và hoảng hốt, mất tập trung, cảm giác bị ám ảnh, có những suy nghĩ hoang tưởng về các hành vi nguy hiểm, gây hại cho bản thân hoặc cho con.

Không phải trầm cảm, 80% các mẹ sau sinh gặp một hiện tượng khác khiến bản thân dễ khóc và lúc nào cũng căng thẳng mệt mỏi - Ảnh 4.

Với các dấu hiệu trầm cảm nhẹ ở giai đoạn đầu, sự hỗ trợ, cảm thông và thấu hiểu của gia đình là rất quan trọng. nếu tình hình không thuyên giảm, đó là lúc mẹ cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia và có thể phải cần được điều trị bằng Thu*c.

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những điều tuyệt vời nhất, tuy nhiên trong những ngày đầu sau sinh, không phải người mẹ nào cũng thành công dễ dàng trong việc cho con bú. việc cho con bú mẹ vừa giúp cơ thể giải phóng oxytocin, một hoạt chất gây hưng phấn và cảm giác hạnh phúc cho mẹ, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân khiến nhiều người mẹ stress cao độ nếu con bú không thành công.

Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này mẹ cần làm là tìm kiếm sự chia sẻ và cảm thông, và hãy luôn nhớ rằng không phải mẹ nào cũng thành công từ lần đầu tiên cho con bú.

Nguồn tham khảo: WebMD, Mayoclinic

Không phải trầm cảm, 80% các mẹ sau sinh gặp một hiện tượng khác khiến bản thân dễ khóc và lúc nào cũng căng thẳng mệt mỏi - Ảnh 5.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/khong-phai-tram-cam-80-cac-me-sau-sinh-gap-mot-hien-tuong-khac-khien-ban-than-de-khoc-va-luc-nao-cung-cang-thang-met-moi-20201225165914027.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY