Bài giảng huyết học và truyền máu hôm nay

Kỹ thuật phát hiện HLA và ứng dụng lâm sàng

Sử dụng xác định các antigen thuộc HLA-A, B, c, DR, DQ. Tuy nhiên HLA-DR kém nhậy đối với phản ứng độc tế bào, do vậy nhiều nước đã dùng kỹ thuật PCR để xác định kháng nguyên thuộc hệ HLA-DR.

HLA và kỹ thuật phát hiện

Phân lập lympho

Kỹ thuật phân lập lympho chung: Ficoll trọng lượng phân tử 400.000, được sử dụng làm chất phân lập lympho rất có hiệu quả, đạt được 90% là lympho.

Kỹ thuật phân lập T, B lympho: sử dụng kỹ thuật bông thuỷ tinh phân lập T và B lympho. T lympho dùng xác định HLA-A, B, C; B lympho sử dụng xác định HLA-DR, DQ....

Kỹ thuật huyết thanh

Kỹ thuật ngutig kết:

Kỹ thuật đầu tiên được sử dụng phát hiện HLA.

Kỹ thuật độc tế bào vi thể(microlymphocytotoxicity test):

sử dụng xác định các antigen thuộc HLA-A, B, c, DR, DQ. Tuy nhiên HLA-DR kém nhậy đối với phản ứng độc tế bào, do vậy nhiều nước đã dùng kỹ thuật PCR để xác định kháng nguyên thuộc hệ HLA-DR.

Lóp I (A, B, C) có mặt trên T lympho, còn lốp II (DR, DQ, DP) có mặt trên B lympho, đại thực bào, tế bào T hoạt hoá (activated T lymphocyte).

Vì vậy muôn định typ lớp I cần phân lập T lympho, còn định typ lớp II cần phân lập B lympho dùng cho phản ứng.

Phản úng chéo giữa huyết thanh người nhận và lympho người cho:

Nếu phản ứng ( ) chứng tỏ huyết thanh người nhận có kháng thể, hoặc ngược lại.

Kỹ thuật tế bào

Nuôi cấy hỗn hợp (mixed culture): nuôi cấy hỗn hợp tế bào lympho giữa hai cá thể bằng cách ức chế phát triển lympho ở một cá thể, tế bào này làm nhiệm vụ của một kháng nguyên. Kháng nguyên này sẽ kích thích sự chuyển dạng lympho của một cá thể khác trong nuôi cấy hỗn hợp.

Kỹ thuật phân tử

DNA probe: sử dụng kỹ thuật khuyếch đại gen (PCR: polymerase chain reaction). cần thiết cho kỹ thuật này là việc sản xuất các chất mồi (Primer) cho phản ứng PCR.

Tìm kiếm kháng thể đặc hiệu cho các kháng nguyên hệ HLA

Đây là vấn đề khó khăn trong nghiên cứu hệ HLA. Nguồn cung cấp kháng thể đặc hiệu có thể từ:

Phụ nữ chửa đẻ từ 2-3 lần trở lên, lấy huyết thanh của họ tìm các kháng thể này. Có thể mẫn cảm cho các cá thể có khả năng đáp ứng miễn dịch tốt đê có nguồn cung cấp kháng thể lâu dài. Hoặc người truyền máu nhiều lần, trường hợp này kháng thể đa giá rất khó để có kháng thể đơn dòng, để có kháng thể đơn đặc hiệu cần dùng kỹ thuật pha loãng để lựa chọn.

Tổng hợp: kháng thể đặc hiệu HLA có thể tổng hợp nhò hiểu biết cấu trúc gen của chúng, bằng kỹ thuật lai di truyền kháng thể này đã được sản xuất.

Ứng dụng lâm sàng

HLA và truyền máu

Truyền tiểu cầu và HLA tiểu cầu:

Tiểu cầu không có HLA-C, D rất ít kháng nguyên ABO hồng cầu.

Chỉ có HLA-A, B để giảm phản ứng miễn dịch đối vối HLA, người ta chọn người cho tiểu cầu là anh, chị, em ruột trong gia đình. Truyền tiểu cầu không có lựa chọn HLA có thể gây phản ứng miễn dịch muộn chống tiểu cầu làm giảm tiểu cầu sau truyền máu (2-3 tháng sau truyền máu).

Phản ứng truyền máu không gây tan máu: gây độc bạch cầu, làm giảm bạch cầu do truyền máu mà không định nhóm kháng nguyên HLA.

Bệnh phổi cấp sau truyền máu: do vai trò của kháng nguyên bạch cầu, kháng nguyên này tạo ra kháng thể, phản ứng kháng nguyên kháng thể (phức hợp miễn dịch) lắng đọng ở mao mạch phổi gây bệnh phổi cấp.

Bệnh ghép chống chủ sau truyền máu (GVHD) phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có khả năng miễn dịch của người nhận và lympho sống có khả năng miễn dịch của người cho máu (xem bài bệnh GVHD)!

HLA và ghép

Ghép tuỷ cần xác định nhóm máu ABO và hệ HLA-A, B, D, C; DR, DQ, DP.

Ngoài ra còn có thể sử dụng kỹ thuật nuôi cấy hỗn hợp (MLC:Mixed lymphocyte culture).

Ghép thận cần chú ý các gen sau đây:

Nhóm máu ABO.

HLA-A, B.

HLA-DR, còn HLA- c và DQ ít có vai trò nên ít được chú ý lựa chọn.

Làm phản ứng chéo (cross match) giữa huyết tương người nhận và lympho người cho và ngược lại. Tuy nhiên phản ứng này không được khuyến cáo (AABB, 1996).

Nuôi cấy hỗn hợp (mixed lymphocyte culture): giữa lympho người nhận với lympho người cho đã bất hoạt.

HLA và bệnh lý

Có một số bệnh thường gặp ở một số người có gen tương ứng, vì vậy HLA đã được đưa vào nghiên cứu dịch tễ bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thây có một số gen liên quán đên một số bệnh như sau:

HLA-B27 thường gặp ở người bị bệnh viêm cột sống dính khớp, ở bệnh nhân này có tối 90% người có HLA-B27. Trong khi đó ở cộng đồng gen này chiếm 40%.

DW4 liên quan tối thấp khớp, chiếm 40%.

DQW8 bệnh đái tháo đường, chiếm 32%.

DR3 gặp ở người bị bệnh nhược cơ (Myasthemia Gravis) chiếm 40%.

DR2 gặp ở người bị lupus ban đỏ, chiếm 30%.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bghuyethoctruyenmau/ky-thuat-phat-hien-hla-va-ung-dung-lam-sang/)

Tin cùng nội dung

  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY