Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Kỹ thuật trồng xương rồng cho hoa nở quanh năm

Kỹ thuật trồng xương rồng cho hoa nở nhiều là việc ai cũng có thể làm bởi hoa xương rồng dễ thích nghi, chịu khô hạn tốt.

Xương rồng là những cây tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi, chịu khô hạn, không đòi hỏi nhiều dưỡng chất trong đất và ít bị sâu bệnh. tuy nhiên, để duy trì cho cây sống khoẻ, phát triển mạnh và có thể cho hoa đẹp thì cần phải chú ý đến kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây thật tốt.

Đất trồng xương rồng

Đất trồng xương rồng phải là loại đất xốp. hỗn hợp đất trồng xương rồng thường bao gồm: phân bò hoai mục, tro, phân dynamic, npk và cát sỏi hoặc sỉ than. trong đó, yêu cầu về độ tơi xốp thoáng khí quan trọng hơn cả dinh dưỡng trong đất.

Kỹ thuật trồng xương rồng cực cho hoa nở quanh năm cực đơn giản.

Kỹ thuật trồng xương rồng cực cho hoa nở quanh năm cực đơn giản. ảnh minh họa

Công thức trộn dễ tìm thấy nhất cho mọi người ở mọi nơi có thể sử dụng như sau: Tro ( trấu hun)+50 % sỉ than( than tổ ong đã đốt) đập nhỏ lấy phần cục bỏ phần bột. Tương tự vây khi sử dụng các loại đất khác như đất sạch 70% sỉ Than, đất đỏ bazan, đất cát pha thịt tỷ lệ sỉ than như trên được tăng thêm sao cho đất đảm bảo tơi xốp nhất có thể.

Tưới nước cho xương rồng

Tưới xương rồng mới ươm hạt hoặc mới tháp vào chiều mát thì tốt hơn là tưới vào buổi sáng hoặc lúc trời nắng. ít tưới nước hoặc để cây xương rồng khô hạn kéo dài sẽ làm cây teo tóp, không phát triển, sức đề kháng của cây trở nên kém làm cây dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Mùa nắng, từ tháng 11 đến cuối tháng 4, cách khoảng 2-3 ngày nên tưới cây một lần, có thể tưới phun hoặc tưới ngập vừa đủ ướt trên mặt đất. Cây trong chậu cần tưới thường xuyên hơn cây trồng trực tiếp trong nền đất.

Chậu càng nhỏ thì cần tưới nhiều hơn chậu lớn. Hễ thấy mặt đất bắt đầu khô thì có thể tưới. Cây trồng trực tiếp dưới đất ngoài vườn thì tưới 1 lần/tuần vào mùa đông và chừng 2 lần/tuần vào mùa hè (đối với những nơi có đủ 4 mùa trong năm). Các mùa khác thì tùy biến đổi của thời tiết thì có thể tưới 1-2 lần/tuần.

Ánh sáng và không khí

Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. nói chung, cây xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày).

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng không cần quá cầu kỳ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng không cần quá cầu kỳ. Ảnh minh họa

Đối với cây xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồng hồ có thể bị hiện tượng "cháy da cây", thân bị nám vàng nâu hoặc đen. cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần. cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng, bao lơn nhà. cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.

Nhiệt độ

Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°c - 50°c. tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°c - 28°c. nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

Dinh dưỡng

Mặc dầu, cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất.

Để hoa xương rồng nở quanh năm nhờ vào cách chăm sóc.

Để hoa xương rồng nở quanh năm nhờ vào cách chăm sóc. ảnh minh họa

Cách chăm bón xương rồng

Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (n) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (p) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (p) cho sự phát triển bộ rễ. ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác.

Công thức npk tổng quát cho cây xương rồng là 15 - 15 - 30. trong thực tế, ta nên bón phân theo thời kỳ sinh trưởng của cây như sau: thời kỳ sinh trưởng công thức phân bón n - p2o5 - k2o thời kỳ cây con 16 - 16 - 8 hoặc 20 - 20 - 0 thời kỳ tăng trưởng 18 - 19 - 30 hoặc 20 - 30 - 20 kích thích ra hoa 10 - 60 - 10 thời kỳ ra hoa 6 - 30 - 30 hiện nay, trên thị trường có nhiều bình phân bón pha sẵn cho người trồng xương rồng, trong đó có công thức và hướng dẫn cách pha tưới. liều lượng pha tưới thường vào khoảng 1 - 1.5 g/lít nước.

Theo Gia đình Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/ky-thuat-trong-xuong-rong-cho-hoa-no-quanh-nam-d106718.html

Theo Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ky-thuat-trong-xuong-rong-cho-hoa-no-quanh-nam/20201210091344913)

Tin cùng nội dung

  • Sáng 22/3 Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ XXVI được khai mạc nhân dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  • Sáng ngày 22/3, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM đã tổ chức Lễ Tổng kết giai đoạn I dự án xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện và Khánh thành khu điều trị kỹ thuật cao.
  • Gõ cửa các nơi chữa vô sinh từ năm 2007, cuối cùng vợ chồng Nicola và Andrew Stone ở thành phố Derby, Anh, toại nguyện nhờ kỹ thuật keo gắn phôi (EmbryoGlue).
  • Sau sáu phút từ khi máu ngừng lưu thông, não sẽ ch*t, bệnh nhân Tu vong trong vòng 8-10 phút và mọi can thiệp sau đó dù là của êkip chuyên nghiệp cũng bó tay.
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY