Dinh dưỡng hôm nay

Lá bằng lăng giúp kiểm soát lượng đường và chống béo phì

(MangYTe)- Lá bằng lăng rất giàu các hợp chất hoạt tính sinh học, có thể làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cung cấp các hoạt động chống ôxy hóa và chống béo phì...

Những lợi ích của lá bằng lăng

Có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất như acid corosolic, ellagitannin và gallotannin có trong lá bằng lăng có tác dụng chống đái tháo đường.

Lá bằng lăng giúp kiểm soát lượng đường và chống béo phì - ảnh 1
Những nghiên cứu hiện đại đã chứng minh trong lá bằng lăng có chứa nhiều acid corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết. Ảnh: Internet

Acid corosolic làm giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy insulin, tăng cường hấp thu glucose và ức chế alpha-glucosidase, một loại enzyme giúp tiêu hóa carbs, được cho là có tác dụng giống như insulin.

Ngoài acid corosolic, hợp chất ellagitannin (cụ thể là lagerstroemin, flosin B, reginin A) cũng cải thiện lượng đường trong máu. Chúng thúc đẩy sự hấp thu glucose bằng cách kích hoạt chất vận chuyển glucose loại 4 (GLUT4), một loại protein vận chuyển glucose từ máu vào cơ bắp và tế bào mỡ.

Tương tự vậy, gallotanin dường như kích thích sự vận chuyển glucose vào tế bào. Thậm chí người ta còn đưa ra giả thuyết rằng một loại gallotanin được gọi là penta-O-galloyl-glucopyranose (PGG) có hoạt tính kích thích cao hơn acid corosolic và ellagitannin.

Trong khi nhiều nghiên cứu đã tìm thấy kết quả đầy hứa hẹn về các đặc tính chống tiểu đường của lá bằng lăng, hầu hết đã được sử dụng kết hợp với các loại thảo mộc hoặc hợp chất. Do đó, cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về tác dụng hạ đường huyết của lá bằng lăng, theo Healthline.

Chống béo phì

Các nghiên cứu gần đây đã tìm ra mối liên kết giữa lá bằng lăng với hoạt động chống béo phì, vì chúng có thể ức chế quá trình tạo mỡ và lipogenesis (sự hình thành của các tế bào mỡ và các phân tử chất béo).

Ngoài ra, các hợp chất polyphenol trong lá bằng lăng, chẳng hạn như pentagalloylglucose (PGG), có thể ngăn chặn tiền chất tế bào mỡ chuyển hóa thành tế bào mỡ trưởng thành.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện trong các ống nghiệm, vì vậy cần có nghiên cứu hơn ở người.

Ngăn ngừa bệnh tim

Cholesterol trong máu cao là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim, đây là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng acid corosolic và pentagalloylglucose (PGG) trong lá bằng lăng có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu và chất béo trung tính.

Lá bằng lăng giúp kiểm soát lượng đường và chống béo phì - ảnh 2
Lá của cây bằng lăng được người dân sử dụng để hãm trà uống hoặc dùng lá non ăn kèm với gỏi. Ảnh: Internet

Trong một nghiên cứu kéo dài 10 tuần ở 40 người trưởng thành, bị rối loạn đường huyết lúc đói đã phát hiện ra rằng sự kết hợp giữa lá bằng lăng và chiết xuất từ củ nghệ làm giảm chất béo trung tính 35% và tăng mức cholesterol HDL (tốt) lên 14%, theo Healthline.

Những lợi ích tiềm năng khác của lá bằng lăng

Lá bằng lăng có thể cung cấp các lợi ích tiềm năng khác như:

Tác dụng chống ung thư: Các nghiên cứu trên ống nghiệm cho thấy rằng chiết xuất lá bằng lăng có thể thúc đẩy sự ch*t tế bào được lập trình của các tế bào ung thư phổi và ung thư gan.

Tiềm năng kháng khuẩn và kháng virus: Chiết xuất từ lá bằng lăng có thể bảo vệ chống lại các vi khuẩn như Staphylococcus aureus và Bacillus megaterium, cũng như các loại virus như rhovirus (HRV), một nguyên nhân gây cảm lạnh thông thường.

Tác dụng chống huyết khối: Các cục máu đông thường dẫn đến huyết áp cao và đột quỵ và chiết xuất lá bằng lăng có thể giúp làm tan chúng.

Bảo vệ chống lại tổn thương thận: Chất chống ôxy hóa trong chiết xuất lá bằng lăng có thể bảo vệ thận khỏi bị hư hại do Thu*c hóa trị, theo Healthline.

Uống cà phê khi đang bị bệnh có an toàn không?

(PLO)- Đối với nhiều người, việc uống cà phê như một thói quen nhưng liệu nó có thực sự an toàn khi bạn đang bị bệnh?

NHẬT LINH (LƯỢC DỊCH)

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/an-sach-song-khoe/la-bang-lang-giup-kiem-soat-luong-duong-va-chong-beo-phi-907491.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học khẳng định việc đặt thiết bị đang sạc pin bên cạnh mình vào ban đêm có thể làm cho người sử dụng tăng cân.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Theo các chuyên gia y tế, béo phì chính là một trong những thủ phạm gây nên các vấn đề suy giảm sức khỏe T*nh d*c ở nam giới.
  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • Ngủ dưới 8 giờ vào các ngày thường có liên quan với béo phì ở nam giới tuổi teen.
  • Không sử dụng các Thu*c nhuận tràng để điều trị táo bón. Việc sử dụng các Thu*c này có thể gây suy yếu ruột và khiến cơ thể phụ thuộc vào Thu*c
  • Tôi muốn hỏi bệnh viện hay phòng khám nào điều trị béo phì ở TPHCM và giá cả như thế nào? Cám ơn! (Trâm - Thủ Đức)
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY