Quả đúng là “Lai rai như tai mũi họng” – bệnh lý tai mũi họng gây không ít phiền toái cho người bệnh, nhất là trong thời tiết sáng nóng, chiều lạnh như hiện nay khiến không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng dễ mắc bệnh viêm họng, viêm amidan.
Chính vì thế, chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến của Báo điện tử
Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn với chủ đề “
Làm thế nào để chữa dứt điểm viêm họng, viêm amidan?” (diễn ra ngày 21/3/2017) thu hút được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc với một loạt câu hỏi gửi đến chuyên gia: PGS.TS Phan Thu Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, BV Bạch Mai, Phó trưởng Bộ môn Nội tổng hợp, ĐH Y Hà Nội; ThS.BS Lê Anh Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BV
tai mũi họng Trung ương; TTƯT. ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.Chương trình được phát trực tiếp trên Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻ&Đời sống, với sự đồng hành của Nhãn hàng Pharysol.
Viêm họng, viêm amidan – bệnh nhẹ nhưng ‘lai rai’
Trả lời câu hỏi của bạn Phương Thúy Nhi về tình trạng của con nhỏ 3 tuổi rất hay bị
viêm đường hô hấp lặp đi lặp lại nhiều lần, nhất là lúc thời tiết thay đổi, PGS Phương cho biết ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc, trẻ em ở lứa tuổi này thường xuyên bị ho, sổ mũi. Hiện nay, thời điểm giao mùa, là điều kiện thuận lợi virus sinh sôi, xuất hiện nhiều chủng virus mới, trẻ nhỏ rất dễ nhiễm virus. Giải quyết triệt để điều này là không dễ. Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm virus, nếu không được khám kịp thời sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới, nếu trẻ đến muộn có thể bị nguy kịch.Lời khuyên của thầy Thu*c là giữ gìn vệ sinh để phòng nhiễm bệnh đường hô hấp. Giữ vệ sinh môi trường trong nhà, trẻ em dễ bị nhiễm bệnh với thời tiết ẩm, nồm như mấy ngày gần đây. Người lớn tuyệt đối không hút Thu*c. Theo nghiên cứu những trẻ sống trong môi trường có người hút Thu*c có nguy cơ nhiễm trùng hô hấp tăng lên. Có thể sử dụng máy hút ẩm để tạo một môi trường thật sự sạch sẽ cho trẻ.
Cắt amidan rồi liệu có tái phát viêm amidan không? ThS. Tuấn cho biết, khi nói cắt amidan, đó là amidan khẩu cái, hai khối lớn nhất trong họng. Trong họng còn có các vòng Waldeyer và các tổ chức tương tự như amidan, ở phía trên gọi là VA, nhưng phía dưới còn có amidan đáy lưỡi. Trong cuộc sống thường ngày, người ta vẫn đặt những câu hỏi như vậy. Thực tế, gần như, cắt amidan đi rồi mình đã loại bỏ toàn bộ amidan khẩu cái. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vẫn có hiện tượng viêm họng và có thể viêm hoặc tái phát amidan đáy lưỡi. Trong những trường hợp đấy, khi đi khám các bạn vẫn được các bác sĩ chẩn đoán là viêm amidan đáy lưỡi chẳng hạn (viêm amidan đáy lưỡi thường không có can thiệp, mà phần cắt đi là amidan khẩu cái).Độc giả Nguyễn Văn Đức, 69 tuổi hỏi về tình trạng
viêm họng hạt đã đốt 1 lần, nhưng dạo gần đây tôi lại bắt đầu ngứa họng, ho khan, khó chịu ở họng. Không biết có phải là bệnh tái phát hay không? Bệnh của tôi có chữa được dứt điểm không, làm thế nào để không tái phát bệnh sau khi đốt? ThS. Tuấn cho biết, biểu hiện bệnh như bác nói là vướng họng, khó chịu, ho và rát... thì giống như biểu hiện của bệnh viêm họng mãn tính. Khi đi khám, các bác sĩ nói bác có những hạt ở trong họng, thì đó thực chất là những hiện tượng quá phát những tổ chức lympho do rất nhiều yếu tố gây ra. Nhưng đặc điểm của bệnh viêm họng mãn tính thì những tác động của yếu tố ngoại lai thì lại quan trọng hơn những yếu tố vi khuẩn, virus, chẳng hạn như những thói quen sử dụng rượu, bia, hút Thu*c lá hoặc sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, hoặc cơ địa bị dị ứng. Đặc biệt là gần đây rất nhiều tác giả đề cập tới vai trò của dịch dạ dày trong những biểu hiện của viêm họng mãn tính.Vì vậy, khuyên bác nên đi đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Bởi vì trong phần lớn các trường hợp, những nguyên nhân chủ yếu liên quan tới hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược họng thanh quản. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bác những Thu*c để sử dụng, tư vấn về những liên quan tới chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt thì bác cũng phải có những thay đổi rất nhiều, như từ bỏ các thay đổi uống bia, rượu, bỏ Thu*c lá, cải thiện môi trường sống.... hạn chế ăn những đồ ăn làm dịch axit dạ dày nhiều hơn như đồ nhiều chất béo, có gas, chua cay hoặc ăn quá gần giờ đi ngủ....
Chớ lạm dụng kháng sinh
Một trong những vấn đề bạn đọc quan tâm là việc dùng Thu*c khi bị viêm họng, viêm amidan – thậm chí cứ thấy đau họng là người dân tự ý ra hiệu Thu*c mua kháng sinh về uống. Tuy nhiên theo ThS. Tuấn,
có đến 60 - 70% trường hợp bệnh này là do virus và những trường hợp do virus thì không cần dùng kháng sinh, mà điều trị chủ yếu là để bệnh nhân nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống đủ nước và sử dụng các Thu*c như Thu*c hạ sốt, Thu*c giảm đau hoặc những Thu*c chống viêm, kết hợp với việc vệ sinh họng nhưáúc họng bằng nước muối, xông họng bằng tinh dầu hoặc sử dụng những Thu*c ngậm họng, súc họng đã được điều chế và sử dụng trên thị trường. Phần lớn các trường hợp, sau khi điều trị như trên, sau từ 3 - 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm và đặc biệt không phải sử dụng kháng sinh. Việc dùng kháng sinh hay không phải theo chỉ định bác sĩ.Đồng quan điểm, PGS. Phương cho biết, hầu hết những bệnh nhân viêm họng đều tự đi mua Thu*c, họ đi mua Thu*c mà không biết phải mua Thu*c gì, không biết người bán có đủ trình độ để tư vấn cho mình hay không. “Với tư cách là bác sĩ tôi cho rằng không nên, nếu bệnh nhẹ thì không sao, nhưng với những bệnh nguy hiểm sẽ để lại hậu quả không thể lường trước nếu tự mua và dùng Thu*c”- PGS. Phương khuyến cáo.Ngoài ra, ThS. Hải tư vấn có thể dùng phương pháp dân gian cũng rất tốt, ví dụ bài Thu*c liên quan đến mật ong, quất, lá hẹ... Khi trẻ em bị ho, nếu chỉ bị viêm họng do virut, có thể dùng mật ong với quất, lá hẹ đường phèn,.... hoặc có thể ngâm chanh đào mật ong, trong mật ong có chất kháng khuẩn, tăng sức đề kháng. Khi viêm họng, chúng ta có thể uống nước chanh, pha muối nhạt,... Trong phương Thu*c chữa ho nổi tiếng theo y học cổ truyền, không phải do nhiễm khuẩn, chúng ta có thể dùng thêm các phương Thu*c dân gian kể trên.
Dinh dưỡng cho người bị viêm họng, viêm amidan
Về chế độ dinh dưỡng, ThS. Hải tư vấn, cần uống đủ nước, nước ấm vừa phải thôi làm cho dịch tiết (đờm) loãng đi, bởi thường khi viêm họng hay viêm amidan thường có ho khạc đờm. Nguyên việc uống đủ nước đã làm cho đờm loãng ra và chúng ta có thể tống xuất được đờm ra ngoài. Uống đủ nước cũng làm cho họng dễ chịu hơn. Khi khát nước, chúng ta cảm thấy khô họng, ngay khi cả không bị viêm họng.Khi bị viêm amidan cấp, họng rất đau và nuốt khó nên ăn phải lỏng, mềm và dễ nuốt. Nếu các cháu bé sơ sinh thì bú mẹ, lớn hơn một chút thì uống sữa, ăn cháo, ăn súp. Và ngay cả người lớn cũng vậy, khi đau họng khó ăn được cơm, đồ cứng, đồ chiên xào rán, thức ăn tốt nhất ở đây là súp, cháo, sữa. Và đặc biệt, không nên nấu thức ăn cay và nóng quá hay mặn quá, vì nó sẽ làm tổn thương niêm mạc họng, làm cho bệnh không những không khỏi mà còn tiến triển nặng hơn lên khi biểu mô niêm mạc bị tổn thương. Những người có thói quen ăn cay, ăn nóng, ăn mặn quá đã dễ là nguyên nhân dẫn đến tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút thâm nhập vào làm chúng ta bị viêm họng.Vì vậy, nguyên tắc cần nhớ là không ăn nóng quá, cay quá, hay mặn quá. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn mặn là một trong những nguyên nhân gây viêm họng mãn. Và khi bị viêm họng, cần ăn nhiều trái cây, nhiều hoa quả tươi. Chúng ta biết những loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, C,... vừa có tác dụng tăng sức đề kháng, lại làm cho vết thương nhanh lành hơn. Hạn chế uống rượu bia, không hút Thu*c, nên thay thế nước ngọt, nước có ga bằng nước trái cây tươi, nước ép. Tránh ăn đồ cay, nóng, mặn.Sau 2 giờ đồng hồ giải đáp thắc mắc của bạn đọc vẫn có rất nhiều câu hỏi được gửi đến chương trình. Mời bạn đọc xem chi tiết tại Truyền hình trực tuyến: Viêm họng, viêm amidan và Phòng mạch Online trên mangyte.vn
Dương Hải