Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lạm dụng thực phẩm chức năng để phòng bệnh: Lợi bất cập hại!

(HNNN) - Với suy nghĩ để phòng bệnh, cơ thể cần bổ sung nhiều loại vitamin để nâng cao sức đề kháng, nhiều người đã lạm dụng các loại thực phẩm chức năng có thành phần chủ yếu là vitamin.

(hnnn) - với suy nghĩ để phòng bệnh, cơ thể cần bổ sung nhiều loại vitamin để nâng cao sức đề kháng, nhiều người đã lạm dụng các loại thực phẩm chức năng có thành phần chủ yếu là vitamin. tuy nhiên, do không tham vấn các chuyên gia y tế, dinh dưỡng, không nắm được cách thức bổ sung vitamin có trong thực phẩm chức năng như thế nào và nên dùng trong thời gian bao lâu nên nhiều khi việc “tẩm bổ” dẫn đến những hệ lụy không mong muốn.

Quan niệm sai lầm

Tâm lý sử dụng thực phẩm chức năng giúp nâng cao thể trạng, phòng chống bệnh tật không còn xa lạ với phần đông người dân việt nam. đặc biệt, trong bối cảnh dịch covid-19 vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, việc mỗi người tự tìm giải pháp nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình là điều cần thiết.

Và lời giải cho bài toán sức khỏe hiện được nhiều người áp dụng là bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm chức năng có thành phần chính là các vitamin thiết yếu như a, b, c, d, e... chia sẻ về thói quen này, chị nguyễn thị minh châu (đường nguyễn chí thanh, quận đống đa, hà nội) cho biết, từ khi xuất hiện đợt dịch covid-19 đầu tiên, chị luôn có tâm trạng phấp phỏng, sợ các thành viên trong gia đình có thể bị nhiễm loại vi rút nguy hiểm này. chính vì thế, ngoài áp dụng các biện pháp như hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, chị châu còn tìm các loại thực phẩm chức năng có chứa vitamin c nhằm nâng cao sức đề kháng cho cả nhà. bên cạnh đó, chị cũng thường xuyên mua, sử dụng các loại hoa quả chứa nhiều vitamin c như cam, bưởi. tuy nhiên, theo lời chị châu thì chỉ có chị sử dụng thường xuyên, đều đặn còn các thành viên khác trong gia đình thỉnh thoảng mới sử dụng.

Những tưởng như vậy là an tâm, song gần đây chị châu thấy hay bị đau bụng. nghĩ đơn giản là mình bị rối loạn tiêu hóa, chị mua men tiêu hóa về uống, thay đổi chế độ ăn, hạn chế dầu mỡ, song tình trạng bệnh không được cải thiện, mức độ đau ngày càng tăng; đến khi không chịu được, chị đi khám và nhận được kết luận là bị sỏi thận. sau khi được bác sĩ tư vấn, chị châu mới biết thói quen lạm dụng thực phẩm chức năng có chứa vitamin c của mình là một trong những nguyên nhân tạo sỏi.

Tương tự, với lý do “không bổ ngang cũng bổ dọc”, chị đào quỳnh anh (phố kim mã, quận ba đình, hà nội) thường xuyên sử dụng 2 - 3 loại thực phẩm chức năng có chứa vitamin với suy nghĩ vitamin a tốt cho mắt, vitamin d bảo vệ xương khớp, vitamin e giúp làn da thêm đẹp...

Những ví dụ trên cho thấy hiện tượng đáng lo ngại: nhiều người không chỉ lạm dụng vitamin cho bản thân, mà còn cho trẻ em sử dụng nhiều loại thực phẩm chức năng có chứa vitamin trong khoảng thời gian dài. trường hợp bé dương thị vân trang (phường dương nội, quận hà đông) là minh chứng rõ ràng về hệ lụy nguy hiểm khi cha mẹ lạm dụng quá đà sản phẩm này.

Chị đào minh hương - mẹ bé trang kể rằng con gái 8 tháng tuổi ăn ngủ bình thường, nhưng vì lo sợ dịch bệnh và đọc trên các trang mạng xã hội thấy các mẹ khuyên nhau bổ sung vitamin a, d, c để tăng sức đề kháng cho con nên chị tìm mua các loại thực phẩm chức năng có chứa vitamin về cho con uống. hai tháng sau, bé trang lười ăn hơn, không có dấu hiệu tăng cân, thậm chí suốt ngày nôn trớ, thỉnh thoảng bị co giật. sốt ruột, chị bế con đến bệnh viện. sau khi bác sĩ thăm khám, chị hương mới hối hận khi biết con mình bị như vậy là do uống quá liều vitamin a có trong thực phẩm chức năng.

Hệ lụy khôn lường

Nói về hệ lụy của việc lạm dụng các loại vitamin có trong thực phẩm chức năng, bác sĩ nguyễn thị lâm, nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia cho rằng, vitamin a có tác dụng tạo sắc tố thị giác, tạo da, niêm mạc, tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn. nhưng khi trẻ uống nhiều dầu cá hay các chế phẩm đa vitamin, khoáng chất của thực phẩm chức năng sẽ dẫn tới hiện tượng thừa vitamin a, có thể khiến trẻ bị phồng thóp, co giật, tăng áp lực nội sọ.

Ngay cả người lớn và trẻ lớn khi dùng quá nhiều thực phẩm chức năng có chứa vitamin a cũng bị khô da, nứt môi, viêm răng lợi, đau khớp, đau xương, rụng tóc... phụ nữ mang thai nếu lạm dụng cũng có thể khiến thai nhi gặp khuyết tật khi sinh.

Đối với những người bị loãng xương, nếu sử dụng thực phẩm chức năng chứa vitamin a quá nhiều thì lượng phốt pho trong máu tăng cao, dễ dẫn đến việc mất canxi xương, tăng nguy cơ loãng xương. một nghiên cứu về bệnh loét dạ dày cho thấy, việc bệnh nhân uống Thu*c điều trị có bổ sung vitamin a sẽ làm giảm tác dụng của Thu*c điều trị.

Về thói quen lạm dụng thực phẩm chức năng, bác sĩ lại thanh hà, trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện thanh nhàn cho hay, việc lạm dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa vitamin c trong thời gian dài có thể gây ra bệnh sỏi thận, tiêu chảy hay viêm loét đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, giảm sức bền hồng cầu, giảm thời gian đông máu.

Tương tự, với thói quen lạm dụng thực phẩm chức năng có thành phần chính là vitamin d, các chuyên gia xương khớp cảnh báo nhiều hệ lụy như tăng hàm lượng canxi trong máu, phát sinh hiện tượng buồn nôn, giảm cân, mệt mỏi, suy thận, đọng canxi ở thận, chán ăn, tiêu chảy, tình trạng bệnh nặng có thể dẫn tới Tu vong. với trẻ em, việc lạm dụng thực phẩm có vitamin d có thể gây hiện tượng chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. phụ nữ có thai dùng quá nhiều vitamin d sẽ dẫn đến vôi hóa nhau thai.

Để sử dụng các loại vitamin một cách khoa học, an toàn, bác sĩ nguyễn thị lâm lưu ý: vitamin và khoáng chất có trong nhiều loại rau xanh, quả chín, vì thế, theo tổ chức y tế thế giới (who), người trưởng thành nên ăn 400 gram rau xanh mỗi ngày. với hoa quả, tùy vào sở thích của từng người, nên ăn khoảng 100 - 300 gram mỗi ngày để cung cấp vitamin c, e, a, beta caroten... cho cơ thể. “người dân không nên lạm dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa nhiều loại vitamin, nếu muốn sử dụng thì cần có sự tư vấn từ các chuyên gia y tế nhằm tránh các hệ lụy đáng tiếc”, bác sĩ nguyễn thị lâm cảnh báo.

Còn bác sĩ trương hồng sơn, viện trưởng viện y học ứng dụng thì cho rằng, phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ em, người mắc nhiều bệnh nền, bệnh mạn tính đang điều trị với nhiều loại Thu*c cùng lúc không nên sử dụng các loại vitamin có trong thực phẩm chức năng theo kinh nghiệm truyền miệng vì điều đó có thể khiến cơ thể phản ứng với Thu*c, gây tác hại cho sức khỏe. mặt khác, với mỗi người thì mức độ cần thiết sử dụng vitamin trong các sản phẩm thực phẩm chức năng là khác nhau, vì thế, cần có sự thăm khám, đánh giá và chỉ định từ bác sĩ về việc có nên sử dụng hay không, liều lượng và thời gian dùng trong bao lâu là hợp lý...

Vitamin như “dao hai lưỡi”, nếu được bổ sung dư thừa sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe con người.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/978461/lam-dung-thuc-pham-chuc-nang-de-phong-benh-loi-bat-cap-hai)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY