Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Làm gì để cả nhà tránh xa căn bệnh sốt xuất huyết?

Khi có các biểu hiện của bệnh: sốt kéo dài, đau lưng, nôn, buồn nôn, xuất hiện những mẩn đỏ trên da…, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịchdo vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnhcho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedesalbopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. ỞViệt Nam, bệnh lưu hành rất phổ biến, ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thịvà vùng nông thôn, bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất làvào các tháng 7, 8, 9, 10.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chưa có văcxin dựphòng, chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu. Vì thế để tránh xa căn bệnh này, tốt nhất bạn nên có cáchphòng tránh hiệu quả.

Sốt xuất huyết là bệnh dịch đe dọa tới sứckhỏe của bạn một cách nghiêm trọng.

Cách phòngbệnh

Để bệnh sốt xuất huyết không bùng phát thành dịch, gây nhiều hậuquả nặng nề thì mỗi người cần phải có trách nhiệm phòng chống bệnh.

Một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu là vệ sinh môi trườngxung quanh. Nên đậy kín các đồ chứ nước trong nhà: chậu, thùng phuy, chum vại… để loại bỏ môitrường sống và sinh sản của muỗi.

Ngoài ra, để diệt bọ gậy, có thể thả cá vào các thùng nước lớn,thay nước thường xuyên bình hoa, bỏ hóa chất diệt bọ gậy vào những nơi chứa nước. Hàng tuần nên lậtúp những loại phế thải chứa nước tự nhiên: chai lọ nhựa, vỏ lốp xe cũ… để tránh ứ đọng nước, tạođiều kiện cho muỗi sinh sản.

Khi có các biểu hiện của bệnh: sốt kéo dài, đau lưng, nôn, buồnnôn, xuất hiện những mẩn đỏ trên da…, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Đặc biệt, khôngnên tự ý mua Thu*c tại nhà hoặc uống các loại Thu*c nam vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

Điều quan trọng nhất giúp kiểm soát được vùng dịch, tránh lây lanra cộng đồng là khi nghi ngờ hoặc được chẩn đoán sốt xuất huyết thì cần khai báo với chính quyềnđịa phương, cơ sở y tế để có những biện pháp xử lý kịp thời. Hãy tuân thủ các khuyến cáo của chínhquyền địa phương để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Theo Thanh Thu - Khỏe và Đẹp
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lam-gi-de-ca-nha-tranh-xa-can-benh-sot-xuat-huyet-n216378.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Bố tôi bị sỏi mật đã mổ nhưng sỏi vẫn tái phát. Xin hỏi bác sĩ vì sao lại tái phát, cách phòng tránh bệnh sỏi mật như thế nào.
  • Với những người chưa bị mắc bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức phòng tránh bệnh trước khi quá muộn.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp, là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Các dưỡng chất dồi dào trong thực phẩm không chỉ cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày mà còn góp phần trong nỗ lực ngừa ung thư.
  • Người bị đau dạ dày thường đau vùng bụng trên rốn, kèm theo cảm giác cồn cào.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY