Kinh tế xã hội hôm nay

Làm gì để chống kháng Thuốc trong cơ sở y tế?

Có nhiều nguyên nhân góp phần gia tăng tình trạng kháng kháng sinh, trong đó có nguyên nhân từ các cơ sở y tế.
Có nhiều nguyên nhân góp phần gia tăng tình trạng kháng kháng sinh, trong đó có nguyên nhân từ các cơ sở y tế. Vậy thực trạng kháng Thuốc ở nước ta như thế nào và các cơ sở y tế cần làm gì để hạn chế tình trạng này?

Vi khuẩn kháng Thuốc cao

Tình trạng kháng kháng sinh (KKS) ở nước ta đang ở mức độ nguy hiểm. Kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế tại 19 bệnh viện lớn ở Hà Nội, TP.HCM và Hải Phòng trong những năm gần đây về tình trạng kháng kháng sinh (KS) cho thấy hầu hết các KS thông thường như: penicillin, tetracycline, streptomycine... hay KS cephalosporin thế hệ thứ 3 đều đã xuất hiện các khuẩn kháng Thuốc.

Các nghiên cứu của các bệnh viện đa khoa khác cũng như ở Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Viện Sốt rét Ký sinh trùng... cho thấy tỷ lệ đa kháng Thuốc ở các bệnh lao, HIV, sốt rét đều có chiều hướng gia tăng.

Trong khi đó, theo niên giám thống kê của Bộ Y tế cho thấy nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây Tu vong cao đứng hàng thứ hai (16,71%) sau các bệnh tim mạch (18,4%) và bệnh về nhiễm khuẩn vẫn là các bệnh phổ biến ở nước ta. Vì thế đây thực sự là mối hiểm họa đối với hiệu quả của các liệu pháp điều trị bằng KS.

Việc sử dụng KS không hợp lý không chỉ làm tăng tỷ lệ kháng Thuốc, mà còn làm tăng chi phí khám chữa bệnh, kéo dài thời gian điều trị, tăng gánh nặng y tế cho người bệnh, cộng đồng và cho xã hội. Tỷ lệ kháng của vi khuẩn ngày càng gia tăng, nhưng hơn 30 năm nay, chỉ có một vài KS mới ra đời. Nhiều loại Thuốc chỉ mới có mặt ở Việt Nam chưa đầy 10 năm đã giảm tác dụng và tỷ lệ kháng Thuốc tăng dần qua các năm.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng KKS

Một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng kháng Thuốc ở nước ta là từ các cơ sở y tế:

Trình độ của cán bộ y tế, nhất là ở tuyến cơ sở còn hạn chế dẫn tới tình trạng nhiều bác sĩ đã lạm dụng KS: cứ thấy có nhiễm khuẩn là dùng KS mà không biết KS đó có thích hợp với loại vi khuẩn đang gây bệnh hay không... Vì vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân do đã dùng nhiều loại KS, thậm chí cả KS mạnh, điều trị ở tuyến dưới không khỏi chuyển lên tuyến trên do vi khuẩn đã quen và kháng lại với các Thuốc đó gây tốn kém trong điều trị.

Bên cạnh đó còn có tình trạng bác sĩ kê đơn và bán Thuốc trực tiếp cho bệnh nhân nên không tránh khỏi sự mâu thuẫn giữa kiến thức khoa học và quyền lợi thực tế. Ở các phòng khám tư khi bệnh nhân đến bác sĩ kê đơn ngay những KS mạnh, đắt tiền trong khi bệnh chưa cần tới Thuốc đó. Tình trạng lạm dụng KS trên làm cho vi khuẩn nhờn Thuốc.

Trong bệnh viện, sự quá tải bệnh viện, công tác chống nhiễm khuẩn chưa được chú ý đúng mức đã làm lây lan vi khuẩn kháng Thuốc. Thiếu các dịch vụ về vi sinh và thiếu đội ngũ các nhà vi sinh lâm sàng có trình độ nên không làm được KS đồ, không phân lập được vi khuẩn dẫn tới việc sử dụng KS không phù hợp... góp phần vào KKS ở hệ thống khám chữa bệnh ở nước ta. Một nghiên cứu của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế về thực trạng sử dụng KS trên hơn 1.000 hồ sơ bệnh án tại các Khoa Điều trị tích cực của 19 bệnh viện lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh cho biết, tỷ lệ sử dụng KS không phù hợp lên tới 74%. Việc sử dụng KS không phù hợp khiến cho thất bại điều trị ở nhóm bệnh nhân này lên tới 63% so với 40% ở nhóm dùng KS phù hợp.

Thiếu Hội đồng Thuốc và Điều trị hoạt động có hiệu quả: Được biết, năm 1997, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các bệnh viện thành lập Hội đồng Thuốc và Điều trị nhằm thực hiện các hướng dẫn liên quan đến việc sử dụng Thuốc, đưa ra các lời khuyên về liệu pháp KS hợp lý, xây dựng danh mục Thuốc chủ yếu sử dụng trong bệnh viện, thông báo cho các cán bộ y tế địa phương về sử dụng Thuốc hợp lý và tổ chức giám sát, báo cáo về kháng Thuốc KS. Nhưng tới nay, hầu hết các bệnh viện tuyến Trung ương đều đã có hội đồng này, tuy nhiên ở một số bệnh viện tuyến cơ sở thì vẫn còn thiếu và yếu.

Cần làm gì?

Nhằm hạn chế sự kháng Thuốc, đối với bác sĩ, chỉ dùng KS để chữa bệnh nhiễm khuẩn. Dựa vào phổ tác dụng, chọn đúng KS cho từng loại tác nhân gây bệnh, tốt nhất là chọn theo kết quả KS đồ. Không nên sử dụng KS phổ rộng cho tất cả các loại bệnh nhiễm khuẩn, và không dùng KS mạnh khi chưa cần thiết...

Theo TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, các bệnh viện đều phải thành lập Hội đồng Thuốc và Điều trị để lập kế hoạch sử dụng Thuốc hợp lý, tránh lạm dụng Thuốc; tăng cường hoạt động dược lâm sàng để kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng Thuốc trong bệnh viện và tăng cường công tác thanh tra dược để thực tốt việc sử dụng Thuốc đúng chất lượng, tránh Thuốc KS giả, Thuốc nhái kém chất lượng cần tăng cường.

Mỗi bệnh viện phải giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện nhằm đưa ra danh mục các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện để khuyến cáo các thầy Thuốc sử dụng các KS còn nhạy với vi khuẩn. Cố gắng xác định được vi khuẩn gây bệnh và làm KS đồ để hướng dẫn cho các thầy Thuốc điều trị có hiệu quả hơn; phải sử dụng KS hợp lý theo đúng nguyên tắc sử dụng KS đã được quy định. Bệnh viện phải có khu cách ly những bệnh nhân bị mắc nhiễm trùng do vi khuẩn kháng Thuốc và thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện nhằm tránh lây chéo chủng vi khuẩn đã kháng Thuốc này trong bệnh viện.

Thu Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-lam-gi-de-chong-khang-thuoc-trong-co-so-y-te-21241.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Mới đây, bố tôi đi khám bệnh định kỳ và phát hiện bị nang gan. Tôi nghe nói nang gan có thể do ký sinh trùng gây ra.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY