Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Làm gì khi trẻ táo bón?

Em sinh cháu được 5 tháng tuổi, tháng đầu cháu lên cân rất tốt nhưng 2 tháng nay tăng cân chậm lại. Bé đi phân rất táo, trong khi đó bé hoàn toàn bú sữa mẹ.
Có phải do bé táo bón nên chậm tăng cân? Em nên làm gì để bé hết táo và có nên thụt tháo cho bé?

Nguyễn Thị Phượng (nguyenphuong@gmail.com)

Bé được bú mẹ hoàn toàn là rất tốt. Bình thường sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt chất xơ và nước giúp trẻ chống táo bón. Nhưng nếu mẹ ăn kiêng thiếu chất xơ, uống ít nước thường bị táo bón thì con cũng bị táo bón. Ngoài ra, ở độ tuổi này trẻ đang tiêm chủng nên có thể trẻ sốt sau tiêm làm trẻ mất nước nên táo bón, hay trẻ tập lẫy, vặn mình nhiều gây toát mồ hôi nhiều cũng gây mất nước là nguyên nhân gây táo bón. trẻ táo bón thường quấy khóc, ngủ không ngon hay bị tỉnh giấc, không chịu bú dẫn đến chậm tăng cân. Ngoài ra khi phân không được đào thải ra ngoài, các chất độc trong phân có thể xâm nhập trở lại qua đường tiêu hóa và gây hại cho trẻ. Theo kinh nghiệm thì những trẻ đại tiện “xì xẹt” sẽ chóng lớn hơn so với trẻ táo bón. Khi xác định trẻ nhỏ bị táo bón, cha mẹ không nên lo lắng mà cần bình tĩnh để có những biện pháp phù hợp như hằng ngày xoa bụng cho bé, xi bé để tạo phản xạ, nếu mẹ bị táo cần chú ý chế độ ăn của mẹ và cho bé bú nhiều lần hơn... không nên vội vàng thụt tháo cho trẻ (chỉ thụt tháo khi có chỉ định của bác sĩ), vì nếu quá lạm dụng sẽ làm trẻ quen và không tự đi được, thậm chí có thể gây tổn thương hậu môn của trẻ nếu thụt không khéo.

BS. Vũ Ngọc Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/lam-gi-khi-tre-tao-bon-n141390.html)
Từ khóa: trẻ táo bón

Chủ đề liên quan:

làm gì táo bón trẻ táo bón

Tin cùng nội dung

  • Em bé 24 ngày tuổi đi ngoài 20 lần 1 ngày, phân màu vàng, hơi lỏng. Bm bé đi ngoài nhiều như vậy có nguy hiểm không, Mangyte ơi?
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY