Tối 4/4, chị Vũ Thúy Hà, 43 tuổi, nhân viên Công ty môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên, Hà Nội, đang đẩy xe chở rác phía trước tòa nhà Discovery Complex thì bị kẻ lang thang tên Lê Như Toàn, 30 tuổi, vơ gạch lát đá vỉa hè đập mạnh từ phía sau vào đầu, Tu vong. Theo Công an quận Cầu Giấy, Toàn có tiền sử bệnh tâm thần, lúc gây án có biểu hiện không bình thường về tâm lý.
Lãnh đạo Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho biết, để xác định một người có bị mắc bệnh tâm thần hay không cần đưa người bệnh đến bệnh viện khám, theo dõi về mặt lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng. Một số trường hợp không thể xác định được bệnh ngay mà phải một tháng trở lên mới có thể kết luận được mắc tâm thần.
Bệnh nhân không muốn tiếp xúc với những người khác, mất đi ý muốn làm việc, giảm biểu lộ tình cảm, giảm khả năng suy nghĩ, có những hoang tưởng, ảo giác... Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đối phó với căng thẳng (stress), tức giận, cảm thấy khó ra quyết định trong các tình huống gia đình, công việc hoặc trách nhiệm. Các triệu chứng gây trở ngại hoạt động sống hàng ngày. Trong một số nền văn hóa và tình huống nhất định, thái độ ứng xử này có thể được coi là bình thường, trong khi ở các văn hóa và các tình huống khác có thể được coi là bất thường.
Ngoài các bệnh tâm thần nặng như tâm thần phân liệt hay rối loạn lưỡng cực, khá nhiều loại bệnh tâm thần có thể không được phát hiện.
Tuy nhiên, bác sĩ, không muốn nêu tên, nhận định, người bệnh tâm thần hay phủ định bệnh, không công nhận bản thân mắc bệnh. Điều quan trọng nhất là những người thân bên cạnh hoặc cơ quan quản lý (với những người lang thang) thấy có biểu hiện bất thường thì đề xuất hoặc khuyên nên đến viện khám. "Nhận thức của bệnh nhân quan trọng, nhận thức của cộng đồng còn quan trọng hơn", bác sĩ này nói.
Ảnh: Independent
Phó giáo sư, thầy Thu*c nhân dân, bác sĩ Tô Thanh Phương, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, cho biết để nhận biết một người mắc bệnh tâm thần dựa vào lâm sàng. Điều này những bác sĩ có kinh nghiệm nhìn sẽ có thể chẩn đoán được. Ví dụ biểu hiện thờ ơ vô cảm, nhìn chăm chú tập trung vào một cái gì đó rất hằn học, dễ bức xúc, dễ nổi nóng, hoặc hay có xung động bất thường vì nguyên nhân rất nhỏ nhặt, tăng động giảm chú ý...
Theo phó giáo sư, việc quản lý người bệnh tâm thần phụ thuộc vào y tế cấp cơ sở. Người nào bị bệnh sẽ có sổ lĩnh Thu*c ngoại trú hàng tháng, được quản lý, uống Thu*c và kiểm tra định kỳ. Mỗi tháng, người thân hoặc cơ quan quản lý cần cho bệnh nhân đến bệnh viện khám một lần để phát hiện xem có triệu chứng bất thường như hoang tưởng, ảo giác hay không. Nếu người nhà không đưa bệnh nhân đến sẽ dễ gây ra tình trạng bệnh nhân có các triệu chứng tái phát mà người nhà không nhận ra, khi đó việc uống Thu*c cũ không hiệu quả, gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.
Ở một số nước phát tiển, bệnh nhân tâm thần thường được điều trị 15 đến 20 ngày là có thể ra viện. ở việt nam, người bệnh điều trị tùy theo tình trạng bệnh. khi về nhà, bệnh nhân cần dùng Thu*c theo chỉ định và cần được theo dõi sát sao. với những bệnh nhân lang thang, sau khi bệnh viện tiếp nhận điều trị sẽ được chuyển về cơ quan bảo trợ xã hội quản lý, theo dõi.
Các chuyên gia cho biết, tốt nhất, tuyến y tế cơ sở và gia đình quản lý cho chắc. Với người bị bệnh tâm thần có người nhà, người nhà không nên có tâm lý sợ hãi bệnh tâm thần, e ngại lời đàm tiếu của làng xóm mà không cho đi điều trị. Một số bệnh lý tâm thần khiến người bệnh trở nên rất nguy hiểm nếu không được điều trị ngay.
Với người lang thang, cơ quan quản lý như trưởng thôn, công an, cấp ủy, tổ phụ nữ... cảm thấy họ có vấn đề về tâm thần hoặc gia đình nghèo quá không có điều kiện đưa đi viện, có thể đề xuất đưa đi khám, chữa bệnh, cho vào diện quản lý người bệnh tâm thần. "Các bên cần có sự phối hợp, phát huy vai trò, tránh để người tâm thần gây ra những hậu quả cho xã hội", chuyên gia nói.