Chuyên đề hôm nay

Làm sao để biết cơ thể còn nhiễm giun đũa chó?

Dạ bác sĩ cho em hỏi: làm sao để biết mình không còn nhiễm giun đũa chó? Chân thành cảm ơn. (Đặng Thanh Liêm - Hoangtuyuki…@gmail.com)
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Để biết có còn nhiễm giun đũa chó mèo hay không thì không dựa vào xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán, vì xét nghiệm này là xét nghiệm tìm kháng thể kháng lại giun đũa chó mèo, sau khi tiếp xúc với hai loại ký sinh trùng này, cơ thể sẽ sinh kháng thể vì vậy sau khi điều trị xét nghiệm vẫn dương tính.

Do đó, khi xét nghiệm dương tính sẽ không thể phân biệt đây là trường hợp vẫn còn nhiễm hay đang nhiễm. Để biết có còn nhiễm ký sinh trùng hay không thường dựa vào chỉ số bạch cầu ái toan trong máu, nếu chỉ số này tăng cao, nhiều khả năng cơ thể vẫn còn nhiễm ký sinh trùng em nhé.

Thân mến!

BS Trần Thị Thu Cúc
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Hoặc https://www.facebook.com/alobacsi.vn123

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983 - 0976 328 725

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lam-sao-de-biet-co-the-con-nhiem-giun-dua-cho-n303589.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY