Hô hấp hôm nay

Làm sao liên hệ khám hen suyễn với PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh?

Em muốn đưa con đến khám với PGS Nguyễn Thị Ngọc Dinh thì liên hệ ở đâu? Em cảm ơn nhiều lắm.

Con trai em được 32 tháng tuổi mỗi lần bị cảm so mũi ho là kéo theo hen suyễn, thở khò khè. Cứ 3 tuần là bệnh lại tái đi tái lại. Xin bác sĩ cho em hỏi cách điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn của cháu, và cháu muốn khám PGS Nguyễn Thị Ngọc Dinh thì liên hệ ở đâu? Em cảm ơn nhiều lắm.

Bùi Thị Minh Hiếu

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên GD Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Bạn Bùi Thị Minh Hiếu thân mến,

Khò khè tái đi tái lại xảy ra mới tỷ lệ lớn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến khò khè ở trẻ thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trên (trung bình 6 - 8 lần mỗi năm); một số trường hợp khò khè là do nhiễm vi rút.

Nếu chỉ có dấu hiệu khò khè thì chưa đủ khẳng định trẻ có bị hen hay không, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi chưa đo được hô hấp ký nên việc chẩn đoán sẽ cần thêm thời gian để theo dõi diễn tiến bệnh.

Giai đoạn này có cho bé đi khám, dù các bác sĩ có chỉ định điều trị bằng Thu*c hen thì vẫn được xem như điều trị thử mà thôi, bác sĩ sẽ hướng dẫn tái khám sau khoảng 2 - 3 tháng để kiểm tra mức độ đáp ứng để đánh giá con có bị hen hay không.

Với tình trạng diễn tiến bệnh hiện nay của con, nếu ở Hà Nội, bạn có thể cho bé đi khám BS ở Bệnh viện Nhi Trugn ương để chẩn đoán xem bé có các ổ nhiễm khuẩn trên đường hô hấp như VA, amidan không để loại trừ các ổ nhiễm khuẩn này. Lưu ý thêm một số vấn đề khi chăm sóc trẻ như:

Cho trẻ ngủ đủ giấc (trẻ từ 12 đến 36 tháng ngủ khoảng 10 đến 12 giờ mỗi ngày).

Tạo cơ hội cho con vận động: Vận động khiến cơ thể săn chắc, khỏe mạnh, và tăng cường hệ miễn dịch. Hãy kết hợp việc đi chúc tết với đi bộ thêm, đi dạo quanh xóm, hay công viên... gần đó. Nếu ở nhà, cho bé phụ dọn dẹp, lau dọn nhà cửa, chuẩn bị bàn ăn..., đó cũng là vận động mà bé lại rất thích. Nhớ xem chừng, để mắt đến bé để tránh những T*i n*n đáng tiếc trong sinh hoạt.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Tránh các thực phẩm có nhiều chất bảo quản, màu sắc sặc sỡ không rõ nguồn gốc, dễ ảnh hưởng bất lợi đến hệ miễn dịch, có khi còn làm đầy bụng, khó tiêu, ngộ độc.

Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe: Các vitamin có lợi nhất cho hệ miễn dịch, giúp trẻ ít bị bệnh trong thời tiết lạnh của dịp tết là vitamin C, D, A. Bạn cũng nên bổ sung cho bé những vi khuẩn có lợi giúp tăng cường sức đề kháng. Mỗi ngày cho bé ăn thêm 1 - 2 lần sữa chua, ăn thêm thức ăn giàu chất xơ để giúp vi khuẩn có lợi phát triển. Cho trẻ uống đủ nước: thiếu nước làm trẻ mệt mỏi, dễ bệnh. Nước cũng giúp cho hệ lông chuyển đường hô hấp hoạt động hiệu quả, ngăn sự xâm nhập của virus và vi khuẩn gây bệnh. Thời tiết lạnh khô làm bé dễ bị bệnh theo cơ chế này. Cần nhắc trẻ uống nước, ăn trái cây, uống sữa để có đủ lượng nước cần cho cơ thể, ngoài ra có thể làm ẩm đường hô hấp cho trẻ để phòng chống bệnh.

Về điều trị hen phế quản ở trẻ có dứt điểm được không thì bạn có thể lạc quan vì tiên lượng bệnh phế quản ở trẻ em thường tốt hơn ở người lớn. Khoảng 20-30% trẻ suyễn sẽ không còn triệu chứng khi trẻ quá 3 tuổi và khả năng này sẽ cao hơn nếu trong gia đình không có cơ địa dị ứng (hen suyễn, chàm, viêm mũi dị ứng). Rất mong con bạn sẽ trong trường hợp này!

Cần tư vấn rõ hơn, bạn có thể liên hệ với tôi qua số 0904 116 030 (Nguyễn Thị Ngọc Dinh) hoặc số tư vấn miễn cước 1800 545435.

Trang thông tin khoa học về bệnh lý hen phế quản, viêm phế quản, COPD: www.benhhen.vn

>> Xem thêm:

Tăng cường miễn dịch cho trẻ vào mùa lạnh

Những câu hỏi thường gặp về hen phế quản ở trẻ

5 sai lầm thường gặp khiến viêm phế quản, hen phế quản ở trẻ thường xuyên tái phát

Cảm ơn Thu*c hen P/H - Thu*c thảo dược được lựa chọn SỐ 1 trong điều trị hen phế quản, viêm phế quản đã đồng hành cùng AloBacsi.

AloBacsi.com
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/lam-sao-lien-he-kham-hen-suyen-voi-pgsts-nguyen-thi-ngoc-dinh-n406833.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY