Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lần đầu tiên mổ thành công bé trai 3 tháng tuổi bị rò dịch dưỡng trấp

Mới 3 tháng tuổi, chỉ nặng 5 kg nhưng bé trai đã bị rò dịch dưỡng trấp màng phổi, mỗi ngày dịch dưỡng trấp màng phổi chảy ra đến 1/2 lít khiến bệnh nhi rơi vào tình trạng rất nguy hiểm do suy kiệt. Tuy nhiên, bệnh nhân quá nhỏ lại mắc phải căn bệnh cực kỳ phức tạp để có thể phẫu thuật.

Ngày 14.12, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay, bệnh viện này vừa phẫu thuật thành công một bé trai 3 tháng tuổi bị rò dịch dưỡng trấp, mỗi ngày dịch dưỡng trấp màng phổi chảy ra đến 1/2 lít. Đây là lần dầu tiên bệnh viện thực hiện thành công phẫu thuật nội soi thắt ống ngực cứu bé trai 3 tháng tuổi bị rò dịch dưỡng trấp khoang màng phổi.

ThS.BS Vũ Trường Nhân-Phó khoa ngoại, trưởng nhóm phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé trai này là cháu N.T.T. (3 tháng tuổi) được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng khó thở nặng. Qua kiểm tra cho thấy, bé T. bị tràn dịch màng phổi (tình trạng có dịch lỏng chưa rõ bản chất trong khoang màng phổi) bên trái lượng nhiều, gây nên tình trạng chèn ép nhu mô phổi khiến bé không thở được. Bệnh nhi ngay lập tức được đặt dẫn lưu màng phổi và ghi nhận rất nhiều dịch đục như sữa chảy ra từ khoang màng phổi. Kết quả xét nghiệm dịch màng phổi cho thấy bệnh nhi bị một tình trạng rò dịch dưỡng trấp nghi do rò từ ống ngực vào khoang màng phổi.

ThS.BS Nguyễn Trần Việt Tánh, phẫu thuật viên chính của ca mổ cho biết dù bé đã được điều trị nội khoa tích cực, bệnh nhi được cho nhịn ăn, dinh dưỡng tĩnh mạch để ổn định sức khỏe nhưng dịch dưỡng trấp màng phổi vẫn tiết ra mỗi ngày đến 1/2 lít khiến bệnh nhi rơi vào tình trạng rất nguy hiểm do suy kiệt. Các bác sĩ quyết định phải phẫu thuật ngay để cứu sống cháu bé, nếu không tính mạng bị đe dọa.

Tuy nhiên, phân tích của bác sĩ Tánh cho thấy phẫu thuật điều trị rò dưỡng trấp màng phổi là một "ác mộng" của các bác sĩ phẫu thuật vì ống ngực là một cấu trúc giải phẫu rất khó tìm thấy và nhận biết ngay cả người lớn, huống hồ bệnh nhi chỉ mới 3 tháng tuổi. Do đó, tỉ lệ thành công của cuộc mổ khá thấp và nguy cơ tai biến lại rất cao.

Bác sĩ Tánh cho biết, lúc này ê kíp phẫu thuật đã hội chẩn để tìm ra phương pháp tối ưu nhất và an toàn cho bệnh nhân. Thông qua các chứng cứ y học, ê kíp phẫu thuật nhận thấy thắt ống ngực và phẫu thuật nội soi là hiệu quả nhất. Sau khi đắn đo, cân nhắc, e-kip phẫu thuật lồng ngực đã hội chẩn thống nhất toàn viện và quyết định thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhi ngay.

"Dù là sự chuẩn bị tốt và có nhiều kinh nghiệm từ các cuộc mổ mở khác, cuộc mổ vẫn diễn ra hết sức căng thẳng, kíp mổ đã quan sát lồng ngực bé bằng nội soi kỹ lưỡng, tìm và thắt được ống ngực (kích thước chỉ bằng 0,2mm) và không làm ảnh hưởng tới các cấu trúc xung quanh. Ngay sau mổ dịch dưỡng trấp màng phổi không còn ghi nhận chảy ra, bệnh nhi được rút ống dẫn lưu sau 2 ngày theo dõi. Nhờ được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu, bệnh nhi hồi phục ăn uống lại bình thường rất nhanh và xuất viện 7 ngày sau mổ", bác sĩ Tánh chia sẻ.

Theo bác sĩ Nhân đây là ca mổ thắt ống ngực được thực hiện lần đầu tiên bằng nội soi tại bệnh viện. Kỹ thuật này khó, đòi hỏi sự tinh tế và kinh nghiệm của người bác sĩ và chỉ một số bệnh viện thực hiện được. Ưu điểm của phẫu thuật thắt ống ngực qua nội soi là an toàn, chính xác, sẹo mổ nhỏ, thời gian hồi phục cho bệnh nhi nhanh.

Rò dưỡng trấp hay tràn dịch dưỡng trấp màng phổi xảy ra khi ống ngực bị tổn thương làm dịch dưỡng trấp (dịch trắng đục như sữa) chảy vào khoang màng phổi, nếu rò dịch lượng lớn có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn hô hấp, mất nước và rối loạn miễn dịch ảnh hưởng đến tính mạng. Trong trường hợp bệnh nhi này, nguyên nhân gây bệnh là do một dị dạng bẩm sinh của hệ bạch huyết vùng trung thất. Điều trị rò dưỡng trấp màng phổi là một thách thức lớn, điều trị ban đầu sẽ là nội khoa gồm nhịn ăn, dinh dưỡng đường tĩnh mạch, chế độ ăn kiêng và chờ đợi cho ống ngực lành lại. Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại phải tiến hành phẫu thuật.

Hồ Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/lan-dau-tien-mo-thanh-cong-be-trai-3-thang-tuoi-bi-ro-dich-duong-trap-127613.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY