Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lần đầu tiên tổ chức thi Đội chống dịch cơ động giỏi, đáp ứng khẩn cấp khi có dịch bệnh

Hà Nội là đơn vị đầu tiên trên cả nước tổ chức hội thi Đội chống dịch cơ động giỏi. Điểm khai mạc hội thi đã diễn ra tại Trạm Y tế xã Đại Áng là cụm điểm số 4 trong 5 cụm thi trên toàn địa bàn thành phố.

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong nhiều năm qua, Hà Nội đã chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh: hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm được thiết lập từ tuyến thành phố đến cơ sở, các cán bộ trong hệ thống y tế dự phòng đã phát huy được nhiều khả năng trong công tác điều tra, xử lý dịch bệnh góp phần khống chế dịch bệnh trên địa bàn thành phố và nâng cao sức khỏe nhân dân Thủ đô.

Hiện nay, tuyến thành phố có 5 đội chống dịch cơ động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội; mỗi quận, huyện thành lập 2 đội chống dịch cơ động. Các đội cơ động đã được đào tạo, trang bị đầy đủ máy móc, hóa chất, trang thiết bị... và đã phát huy hiệu quả trong việc xử lý nhiều ổ dịch xảy ra trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, năm 2013, UBND thành phố đã phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh với dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Hà Nội đến năm 2020 trong đó có Dự án Nâng cao năng lực Đội chống dịch cơ động các tuyến. Nhờ đó công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung và việc triển khai hoạt động các đội cơ động nói riêng ngày càng được đẩy mạnh.

Vì vậy, với mục đích nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhanh điều tra, xử lý dịch cho các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng đáp ứng khẩn cấp khi có dịch bệnh xảy ra và tạo môi trường để các đội chống dịch cơ động trên địa bàn thành phố giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác phòng, chống dịch, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội thi Đội chống dịch cơ động giỏi thành phố Hà Nội năm 2019.

Đây là dịp để các đội chống dịch cơ động ôn luyện lại cả phần lý thuyết và các kỹ năng để ứng phó với các loại dịch bệnh đang và có khả năng xảy ra trên địa bàn thành phố, cũng là dịp để các quận huyện trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch.

Hội thi diễn ra với sự góp mặt của 30 đội cơ động đến từ 30 TTYT quận, huyện trên địa bàn thành phố. Hội thi được tổ chức gồm 2 vòng thi sơ khảo và chung khảo. Vòng thi sơ khảo chia làm 5 cụm thi, mỗi cụm có 6 đội thi. Mỗi vòng thi gồm 2 phần: phần thi kiến thức và xử lý tình huống giả định.

Nội dung dự thi gồm kiến thức về giám sát phòng, chống các loại dịch bệnh thường gặp, khả năng ứng phó với các tình huống tại cộng đồng; kỹ năng về điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, vệ sinh môi trường, lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm, an toàn sinh học; kỹ năng chỉ đạo, điều hành, phối hợp các thành viên trong đội và kỹ năng làm việc tại cộng đồng.

Theo báo cáo tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ ngày 17/6 đến 23/6, thành phố ghi nhận thêm 110 ca mắc sốt xuất huyết tăng 33 ca so với tuần trước đó.

Hiện số ca mắc sốt xuất huyết rải rác tại 62 xã, phường, thị trấn của 21 quận, huyện, thị xã. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 658 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 589 trường hợp đã khỏi, chỉ còn 69 trường hợp đang điều trị và chưa có trường hợp Tu vong.

Một số đơn vị có số ca mắc cao, như: Quận Hà Đông ghi nhận 108 ca sốt xuất huyết, tiếp đến quận Bắc Từ Liêm là 82 ca, quận Cầu Giấy 66 ca, quận Đống Đa 59 ca, quận Nam Từ Liêm 55 ca… Ngoài ra, trong tuần, ngành Y tế Thủ đô cũng đã tiến hành giám sát tại 15 điểm, trong đó 7/15 điểm có chỉ số lăng quăng, bọ gậy và muỗi truyền bệnh cao, như: Xã Cự Khê (huyện Thanh Oai), phường Ngọc Hà và phường Thành Công (quận Ba Đình), phường Láng Thượng (quận Đống Đa), xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm), xã Cát Quế (huyện Hoài Đức), phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy).

Tuần qua, thành phố cũng ghi nhận một số dịch bệnh có số mắc giảm so với những tuần trước đó như sởi ghi nhận 32 ca mắc, tay chân miệng có 8 ca mắc, ho gà có 4 ca mắc. Trong tuần qua, thành phố không ghi nhận các dịch bệnh như não mô cầu, viêm não Nhật Bản, liên cầu khuẩn lợn... và các dịch bệnh xâm nhập nguy hiểm.

D.Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lan-dau-tien-to-chuc-thi-doi-chong-dich-co-dong-gioi-n159678.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Tr*nh th*i khẩn cấp là một trong những biện pháp Tr*nh th*i. Có thể sử dụng biện pháp này trong trường hợp quan hệ T*nh d*c mà không được bảo vệ và lo lắng sẽ có thai
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY