Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lập bản đồ số về an toàn thực phẩm

Sáng 13/12, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) đã họp báo cáo về công tác an toàn thực phẩm.
Quang cảnh buổi làm việc.

Thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; có những chuyển biến căn bản, ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất và kinh doanh, cán bộ quản lý, người tiêu dùng được nâng cao, hình thành nếp sống văn hóa trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai đồng bộ, quyết liệt từ trung ương đến địa phương, các cấp, ngành chức năng kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý nhiều vụ vi phạm.

Trong 11/2019, đoàn thanh, kiểm tra phát hiện hơn 65.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, chiếm 15,22% tổng số cơ sở được kiểm tra; phạt tiền gần 12.000 cơ sở với tổng số tiền hơn 43 tỷ đồng, trong đó một số địa phương xử phạt cao như Hà Nội - phạt hơn 13,8 tỷ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh - hơn 8 tỷ đồng.

Báo cáo của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cho biết tính đến hết tháng 10/2019, toàn quốc ghi nhận 73 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 20 vụ) với 1.950 người mắc (giảm 717 người), 1.874 người đi viện (giảm 464 người) và 8 trường hợp Tu vong (giảm 7 trường hợp.

Các bộ ngành, địa phương đã thành lập 21.811 đoàn thanh tra, kiểm tra tại 427.842 cơ sở, phát hiện trên 65.000 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 12.000 cơ sở với tổng số tiền 43 tỷ đồng. Ngoài ra, các đoàn thanh tra, kiểm tra đình chỉ lưu hành 169 sản phẩm, tiêu hủy sản phẩm của gần 3.000 cơ sở.

Các bộ ngành đã tiến hành thanh, kiểm tra đột xuất theo chuyên ngành. Bộ Y tế đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 49 cơ sở, chuyển cơ quan điều tra 17 vụ việc có dấu hiện sản xuất, kinh doanh hàng giả.

Lực lượng quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã kiểm tra, xử lý 5.649 vụ việc về vi phạm ATTP, phạt tiền 14,6 tỷ đồng, thu giữ tang vật trị giá 20,7 tỷ đồng; xử lý 2.179 vụ vi phạm về thương mại điện tử kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, xử phạt 16,6 tỷ đồng, thu giữ 40,5 tỷ đồng giá trị hàng vi phạm…

Lực lượng cảnh sát môi trường phát hiện 7.410 vụ việc về ATTP, vi phạm pháp luật có hàng hóa là thực phẩm (tăng 1.234 vụ); khởi tố 140 vụ, phạt hành chính 43,7 tỷ đồng (tăng 13,8 tỷ đồng).

Qua 10 tháng của năm 2019, các cơ sở kiểm nghiệm về ATTP đã kiểm tra trên 30.000 mẫu, tỷ lệ mẫu không đạt khoảng 6,6%.

Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố xây dựng, phát triển mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với 1.492 chuỗi (tăng 396 chuỗi so với năm 2018); 2.381 sản phẩm (tăng 955 sản phẩm) và 3.267 điểm bán (tăng 93 điểm).

Việc triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 9 tỉnh, thành phố tiếp tục được đẩy mạnh. Một số địa phương như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh đang tổng kết mô hình thanh tra chuyên ngành ATTP, xây dựng các tuyến phố ATTP…

Trong công tác tuyên truyền, hàng trăm nghìn tin, bài về ATTP đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng các chuyên đề về ATTP. Hàng triệu ngươi tham gia các hội thảo, tập huấn, truyền thông trực tiếp về ATTP do các bộ ngành, hội nông dân, hội phụ nữ tổ chức.

Tuy nhiên, hiện nay việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn chưa chặt chẽ; còn tồn tại nhiều vấn đề nóng cần tập trung giải quyết như việc giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo an toàn thực phẩm; kiểm soát việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất kinh doanh, lạm dụng Thu*c bảo vệ thực vật; ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả; nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao tại các khu công nghiệp, trường học; việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm các quy định pháp luật, gây bức xúc trong dư luận…

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh các bộ ngành, địa phương cần chủ động đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian cao điểm như mùa du lịch, lễ hội, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán 2020.

Phó Thủ tướng đề nghị, thời gian tới, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có định hướng, giải pháp cụ thể xây dựng “bản đồ an toàn vệ sinh thực phẩm”; công khai các trang trại, mô hình sản xuất sạch, cơ sở giết mổ đảm bảo tiêu chuẩn, cửa hàng bán thực phẩm sạch, địa chỉ phòng kiểm nghiệm các cấp, thậm chí cả danh sách các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm… để người dân có cơ sở truy xuất nguồn gốc thực phẩm; tiếp cận nguồn thực phẩm uy tín, có chất lượng, qua đó tạo thành phong trào sử dụng thực phẩm an toàn trên cả nước.

Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vn/lap-ban-do-so-ve-an-toan-thuc-pham-post325265.info)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY