Người nhà bé cho hay, khoảng 2 tháng trước bệnh nhi có biểu hiện ho nhiều, cha mẹ đã đưa đi kiểm tra nhiều nơi nhưng không rõ nguyên nhân. cơ sở y tế tuyến dưới chẩn đoán bé bị viêm hô hấp nhưng điều trị bằng Thu*c không thuyên giảm. gần đây, tình trạng sức khỏe bệnh nhi ngày càng xấu, bé khó thở, có biểu hiện tức ngực.
Bé N.K.H đã khoẻ mạnh hoàn toàn sau ca phẫu thuật. |
Tại bệnh viện nhi đồng 1, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi bị dị vật đường thở nên cho bé thực hiện x-quang ngực. kết quả cho thấy, trong đường thở của bệnh nhi có hình ảnh dị vật cản quang nằm ở vị trí thùy dưới của phổi bên phải.
Bs nguyễn tuấn như, trưởng khoa tai mũi họng cho biết: “sau khi hội chẩn, chúng tôi quyết định thực hiện nội soi gắp dị vật cho bệnh nhi. tuy nhiên, khi thiết bị nội soi chuyên dụng tiếp cận được dị vật thì ghi nhận trên hình ảnh camera đây là dị vật kim loại bám rất chắc, khó có thể lấy ra được. nếu dị vật đã xuyên qua thành phổi hoặc xuyên vào trung thất, việc rút dị vật ra ngoài qua nội soi có thể khiến bệnh nhi Tu vong ngay trong phòng mổ vì tràn khí hoặc xuất huyết ào ạt”.
Ngay lập tức, phương pháp phẫu thuật nội soi được quyết định ngừng lại. Bệnh viện đã tiến hành hội chẩn và quyết định phối hợp liên chuyên khoa, thực hiện cuộc mổ hở kết hợp với nội soi để lấy dị vật cho bệnh nhi.
Mảnh kim loại bám chắc trong phổi bé trai suốt 2 tháng đã được lấy ra an toàn. |
BS Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc của Bệnh viện cũng chia sẻ: “Đây là dạng dị vật bỏ quên lâu ngày trong đường thở, đã gây viêm nhiễm nặng. Mặt khác, dị vật nằm lâu ở khu vực khá nguy hiểm, nguy cơ thủng phế quản nếu dị vật ăn vào các mạch máu sẽ gây vỡ mạch máu, tràn khí, thủng tim. Với trường hợp này nếu trong phẫu thuật viên cố gắng kéo dị vật ra ngoài bằng nội soi mà không lường trước được những rủi ro, chúng tôi có thể mất bệnh nhi”.
Trường hợp bệnh nhi trên được đánh giá là một trong rất nhiều ca lấy dị vật khó, ngoạn mục cứu sống bệnh nhi mà tập thể các bs bệnh viện nhi đồng 1 làm được.
H.Nga