Tâm linh hôm nay

Lễ cầu siêu truy tiến cố GS, NGƯT Trương Đình Nguyên – Phó viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội

Tối qua ngày 17/4 năm Canh Tý (tức ngày 8/9/2020) Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ cầu siêu truy tiến cố GS, NGƯT Trương Đình Nguyên – Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

 cáo phó gs. trương đình nguyên – phó viện trưởng hvpgvn tại hà nội

Chứng minh tham dự có: ht thích thanh nhiễu – phó chủ tịch thường trực hđts ghpvgn; ht thích gia quang – phó chủ tịch hđts, trưởng ban truyền thông tw, viện trưởng phân viện ncphvn – hà nội; ht thích bảo nghiêm – phó chủ tịch hđts kiêm trưởng ban hoằng pháp tư ghpgvn; ht thích thanh đạt – uỷ viên thư ký hđts ghpgvn, chủ tịch hội đồng khoa học học viện phật giáo việt nam tại hà nội; tt thích thanh quyết – phó chủ tịch hđts kiêm trưởng ban giáo dục phật giáo tư ghpgvn, viện trưởng học viện phật giáo việt nam tại hà nội; tt thích đức thiện – phó chủ tịch kiêm tổng thư ký hđts, trưởng ban phật giáo quốc tế tư ghpgvn; tt thích thanh ân – nguyên phó viện trưởng hvpgvn tại hà nội, chánh duy na hạ trường sóc thiên vương hvpgvn; đđ thích nguyên chính – phó chánh văn phòng tw ghpgvn; cư sĩ quảng tuệ, gs.lương gia tĩnh – phó viện trưởng hvpgvn tại hà nội. cùng chư tôn đức tăng ni trong hội đồng điều hành học viện và chư vị tăng ni sinh đang học tập tại học viện phật giáo việt nam tại hà nội.

Giáo sư trương đình nguyên, người thầy không mệt mỏi đã gắn bó với sự nghiệp giáo dục phật giáo việt nam, phó viện trưởng học viện phật giáo việt nam tại hà nội.nói đến giáo sư, tăng ni khắp nơi đều rất kính trọng, một phật tử mẫu mực, có những hoài bão lớn đối với việc đào tạo tăng tài ở miền bắc nước ta. những người đã từng là học trò thầy, hiện nay đã thành đạt đang công tác khắp mọi miền đất nước.

Giáo sư nói: “Tôi yêu nghề dạy học vô cùng, rất tự hào khi thấy mình đã truyền đạt kiến thức cho thế hệ sau, thú vị nhất là khi họ thành đạt họ trở thành những người bạn tốt, tôi có rất nhiều bạn… Khi tôi là thầy giáo của các vị tu hành tôi thấy mình càng phải tu dưỡng rèn luyện bản thân mình nỗ lực hơn, tôi cũng học ở họ những phẩm chất quý báu của người xuất gia, tôi tâm đắc câu của người xưa – Giáo học tương trưởng (tức là thầy trò cùng giúp đỡ nhau trưởng thành.) Tôi là ngưòi sùng kính tư tưởng Phật giáo. Tôi quan niệm Đức Phật Thích Ca không những là bậc Giác ngộ hoàn toàn mà còn là Nhà Giáo Dục lớn của nhân loại. Ngài đã đề ra các hệ thống phương pháp sư phạm như ta thấy rõ đó là Thập Nhị Bộ Kinh -12 phương pháp căn bản của hệ thống sư phạm, sau này được các nhà Phật học lấy làm kim chỉ nam. Hơn năm mươi bốn năm đứng trên bục giảng, một phần tư thế kỷ gắn liền cuộc đời với sự nghiệp đào tạo tăng tài, tôi tâm đắc câu Thánh nhân thiện dụ – tức là bậc thánh nhân muốn cho người khác hiểu phải cho nhiều thí dụ gắn với đời thường và đặt câu hỏi để cùng suy ngẫm, triết lý cao siêu cũng nằm tại ngay đời thường thôi. Kinh Bách Dụ tôi rất tâm đắc. Một phương pháp giáo dục rất hay nữa là Tứ nhiếp pháp – bốn phương pháp tập hợp đệ tử, giáo hoá chúng sinh là đồng sự; đồng giải; đồng lợi; ái ngữ. Đức Phật Thích Ca đã chỉ ra phương châm ngắn gọn để phát triển trí tuệ, phát triển tột cùng, đó là Phá chấp hiển chân – phá bỏ tư tưởng mê chấp đạt mục đích nổi bật chân lý và cuối cung là Duy tuệ thị nghiệp – duy chỉ có trí tuệ mới là sự nghiệp của người tu Phật, cái đáng nói là phải tự học. Người tu học Phật chỉ tu mà không học là tu mù, nếu học mà không tu chỉ là học giả”. Đã qua cái tuổi Thất thập cổ lai hy – Cuộc đời thầy vẫn gắn liền với bảng đen phấn trắng khắp các giảng đường đại học".

Tại buổi lễ, tt thích thanh quyết – viện trưởng hvpgvn tại hà nội đọc diễn văn tưởng niệm.

VĂN TƯỞNG NIỆM

GS. NGƯT TRƯƠNG ĐÌNH NGUYÊN

8/6/2020 (17/4/Nhuận – Canh Tý)

Nam Mô lạc bang giáo chủ tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật!

Kính bạch Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni cùng toàn thể đại chúng.

Kính thưa chân linh Giáo sư – Nhà giáo ưu tú TRƯƠNG ĐÌNH NGUYÊN!

Ngày 20/4/2020 (nhằm ngày 28/3/ Canh Tý), tại Bệnh viện Hữu Nghị, lúc 9h40, một trái tim nhân hậu chảy khắp một vòng đời 90 năm đã đập nhịp đập cuối cùng, để lại cho chúng ta niềm tiếc thương vô hạn.

GS Trương Đình Nguyên – bậc thầy của các bậc thầy của chúng ta được sinh trưởng trong một gia đình trung nông ở một vùng đất giàu truyền thống hiếu học và yêu nước, thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Từ năm 1945, khi mới 14 tuổi GS đã tham gia hoạt động Cách mạng, có mặt trong đoàn biểu tình giành chính quyền ở huyện, rồi tham gia hoạt động Việt Minh, nhập ngũ hoạt động trong vùng địch hậu. Năm 1949, bị thương không tiếp tục cầm súng mà chuyển sang cầm bút. Năm 1953, GS đã trở thành một người thầy vững vàng đứng trên bục giảng, kể từ đó kết duyên suốt đời với sự nghiệp “phấn trắng bảng đen” – “trồng người”.

GS đã hai lần được Nhà nước cử sang Trung Quốc du học. Khi về nước, được giảng dạy ở các trường có uy tín hàng đầu đất nước như Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội; đã đào tạo hàng vạn học sinh các khóa cả Đời lẫn Đạo, nhiều vị đã và đang đứng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Giáo hội và xã hội. GS đã để lại nhiều công trình, giáo trình, tác phẩm có giá trị cao cho đất nước, được giới học thuật trong và ngoài nước đánh giá là một trong những GS hàng đầu nước nhà.

GS được đứng trong hàng ngũ những người Cộng sản Việt Nam, được Nhà nước phong hàm Giáo sư và danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cùng nhiều huân huy chương, bằng khen, giấy khen và các phần thưởng cao quý khác.

Năm 1981, khi trường cao cấp phật học việt nam (nay là hvpgvn tại hà nội) ra đời, gs là một trong rất ít cư sĩ tại gia tham gia giảng dạy. năm 1993, gs được hv mời giữ chức phó viện trưởng hvpgvn tại hà nội. mỗi buổi lên lớp, giảng huấn gs đã để lại những kiến thức, nhận thức và tư duy mới mẻ trong việc tiếp cận, nghiên cứu cho tăng ni sinh và nhận được sự trân trọng của giáo hội và học viện ở mức cao nhất.

Khi học viện phát triển, cần có một cơ sở rộng rãi, chuẩn mực đáp ứng cho việc tu học của tăng ni sinh trong thời đại mới. bằng kinh nghiệm, uy tín và quan hệ của mình, gs đã cùng cố ht thích thanh tứ – phó chủ tịch thường trực hđts tw ghpgvn, viện trưởng hvpgvn tại hà nội – người đặc biệt quan tâm đến giáo dục phật giáo: một thiền sư – một giáo sư, một tu sĩ – một cư sĩ, nghĩa huynh đệ – tình tâm giao đã kề vai sát cánh đề nghị và được nhà nước cấp đất xây dựng học viện phật giáo tại sóc sơn. có điều học viện ngày càng khang trang thì sắc thân hai cụ lần lượt đi xa. sự ra đi của quý ngài là một tổn thất to lớn đối với hệ thống phật giáo và hán học nước nhà.

Kính thưa GS Trương Đình Nguyên!

Hôm nay gs đã đi xa tròn 49 ngày, hvpgvn tại hà nội cùng lớp lớp học trò tăng tục, đồng sự, đồng nghiệp, thân bằng cố hữu cùng anh em cháu con đang đứng trước di ảnh của thầy, cầu nguyện thầy an nhiên trở về với thế giới vĩnh hằng, nơi phật thánh đang dang tay đón chờ. chúng em đi sau, xin nguyện tiếp bước trên con đường mà thầy cùng các bậc tiền bối đã đi: giáo dục và giáo dục.

Xin vĩnh biệt!

Một người thầy lớn, một nhân cách lớn

Giáo sư – Nhà giáo ưu tú Trương Đình Nguyên!

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật!

Xin trân trọng cám ơn!

Sau khi nghe diễn văn tưởng niệm chư tôn đức hòa thượng, thượng tọa, gần 500 tăng ni sinh học viện và quý phật tử cùng nhất tâm trì tụng kinh a di đà hồi hướng cho chân linh giáo sư.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/le-cau-sieu-truy-tien-co-gs-ngut-truong-dinh-nguyen-pho-vien-truong-hoc-vien-pgvn-tai-ha-noi-d42149.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY