Cây thuốc quanh ta hôm nay

Liên kiều thanh nhiệt giải độc, tán kết

Liên kiều là quả của cây kiên kiều (Forsythia suspensa Vahl.), thuộc họ nhài (Oleaceae). Có 2 loại quả: thanh kiều và lão kiều.

Thanh kiều hái lúc quả chưa chín, nhúng nước sôi rồi phơi sấy khô; lão kiều hái khi quả đã chín vàng.

Liên kiều chứa nhiều chất thuộc nhóm lignin (philygenin, philyrin, pinoresinol, arctigenin, rutin...); chất alcol (rengyol, rengyosid, cornosid,salidrosid, rengylon...); tinh dầu (õ-pinen, terpinen, ỏ-thuyen, sabinen...). Có tác dụng tăng thực bào của bạch cầu, cải thiện vi tuần hoàn, tăng lưu lượng máu tuần hoàn, làm giãn mạch hạ huyết áp.

lien-kieu-thanh-nhiet-giai-doc-tan-ket-1

Liên kiều (quả của cây liên kiều) thanh nhiệt giải độc, trị mụn nhọt.

Theo đông y, liên kiều vị đắng, tính hàn. vào các kinh tâm và đởm. có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết, tiêu thũng, bài nùng (tống mủ ra). chữa ôn nhiệt, sang lở, tràng nhạc, đơn độc, nhiệt lãm, ban sởi. ngày dùng 6 - 12g. xin giới thiệu một số cách dùng liên kiều làm Thu*c:

Giải độc, trị nhọt: Dùng cho các chứng mụn nhọt độc do phát mẩn, ban sởi.

Bài 1: liên kiều 12g, bồ công anh 12g, cúc hoa 12g. Sắc uống. Trị mụn nhọt độc do nhiệt độc.

Bài 2: liên kiều 20g, xích thược 12g, ma hoàng 8g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trị bệnh chàm tím dị ứng.

Bài 3: liên kiều 6g, bồ công anh 6g, kim ngân hoa 5g, tạo giác thích 4g. Sắc uống. Trị sưng vú.

Thanh hỏa, tan kết ứ: dùng trị lao hạch viêm nóng hoặc có hiện tượng can hỏa uất kết.

Bài 1: liên kiều 12g, hạ khô thảo 12g, huyền sâm 12g, mẫu lệ 20g. Sắc uống. Trị lao hạch.

Bài 2: liên kiều 250g, vừng đen 250g. Hai vị nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 lần với nước. Trị lao hạch.

Bài 3: liên kiều 8g, hạ khô thảo 6g, hải tảo 6g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị lao hạch bướu cổ.

Tán nhiệt, giải biểu: Dùng trị cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện người nóng hơi sợ gió, ho ra đờm đặc vàng, đau đầu khô cổ.

bài 1: liên kiều 12 - 20g, kim ngân hoa 12 - 20g, đại thanh diệp 20g, bản lam căn 20g, bạc hà 8g, kinh giới 8g. sắc uống.

Bài 2: liên kiều 12g, quán chúng 20g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 4g. Sắc nước, pha thêm đường trắng vào, uống như nước chè. Có thể phòng cảm cúm.

Kiêng kỵ: Người hư hàn, âm hư kiêng dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-lien-kieu-thanh-nhiet-giai-doc-tan-ket-45412.html)

Tin cùng nội dung

  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Lô căn còn có tên khác là lô vi căn, rễ sậy, vi hành, là phần thân rễ dưới mặt đất của cây lau hoặc cây sậy.
  • Vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu về nước uống của cơ thể là rất lớn. Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay,
  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY