Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Liệu pháp tâm lý giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng mạn tính ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp thế giới do các triệu chứng như đau bụng.

Rối loạn này có thể có tác động lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy rằng có thể giúp cải thiện cuộc sống cho những người mắc bệnh này.

Những người bị IBS có thể gặp các triệu chứng như đau bụng và rối loạn nhu động ruột ở các mức độ khác nhau. Người bệnh cũng có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, thậm chí trầm cảm.

Các triệu chứng của IBS có xu hướng đến và đi theo chu kỳ. Bùng phát thường kéo dài trong vài ngày và các triệu chứng có thể tồi tệ hơn sau khi ăn. Một số phụ nữ mắc IBS có triệu chứng trầm trọng hơn trong thời gian kinh nguyệt.

IBS thường liên quan đến những thay đổi đột ngột trong thói quen đại tiện, chẳng hạn như bất ngờ bị tiêu chảy hoặc táo bón. Các triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và kèm theo: đau bụng và chuột rút; trướng khí và đầy hơi; có cảm giác khó chịu; có chất nhầy trong phân.

Một số cách tiếp cận phổ biến để IBS đó là cẩn thận chế độ ăn uống, cải thiện lối sống và đôi khi phải tìm kiếm cả liệu pháp sức khỏe tâm thần.

Điều trị IBS thường liên quan đến việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân mắc hội chứng IBS nên ăn nhiều chất xơ, tránh các loại thực phẩm có chứa gluten, theo một chế độ ăn uống thân thiện với IBS, tập thể dục thường xuyên, giảm và kiểm soát stress, ngủ đủ giấc... Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê đơn Thu*c để điều trị các triệu chứng cụ thể của IBS như Thu*c chống tiêu chảy loperamide, Thu*c nhuận tràng hoặc chất bổ sung chất xơ cho những trường hợp bị táo bón, Thu*c chống co thắt giúp giảm đau bụng và chuột rút, Thu*c chống trầm cảm...

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu một hướng điều trị mới nhằm giảm tối đa việc phải sử dụng Thu*c để tránh tác dụng không mong muốn: Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng liệu pháp tâm lý.

Trong quá khứ, một số nghiên cứu đã đề cập đến liệu pháp tâm lý để giảm thiểu hội chứng ruột kích thích ở người bệnh. Nhưng hiện nay, các chuyên gia tại Trung tâm Y tế Đại học Utrecht và các tổ chức nghiên cứu khác ở Hà Lan đã quyết định nghiên cứu sâu hơn về liệu pháp tâm lý nhằm cải thiện các triệu chứng IBS. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đánh giá hiệu quả của liệu pháp tâm lý cá nhân và tâm lý nhóm trong điều trị IBS. Đây là nghiên cứu lớn nhất cho đến nay để xem xét vấn đề này và công bố kết quả trên tạp chí y khoa “The Lancet Gastroenterology & Hepatology” nổi tiếng.

Đối với việc cung cấp các phiên trị liệu tâm lý, nhóm nghiên cứu tuyển dụng các nhà tâm lý học đã được đào tạo về liệu pháp tâm lý, áp dụng các kỹ thuật hình dung tích cực, cung cấp các đề xuất về việc kiểm soát cơn đau và khó chịu.

Bên cạnh việc đến gặp bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân được cung cấp đĩa CD có chứa các tài liệu cho phép họ thực hành các kỹ thuật tự thôi miên 15-20 phút mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia điền vào bảng câu hỏi đánh giá các yếu tố khác nhau liên quan đến nghiên cứu - bao gồm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng IBS, chất lượng cuộc sống, số tiền họ chi cho chăm sóc sức khỏe và tần suất họ phải bỏ lỡ công việc do tình trạng này. Các nhà khoa học nhận thấy rằng những người bị IBS đã tham gia liệu pháp tâm lý - dù là cá nhân hay theo nhóm - có mức độ giảm triệu chứng thỏa đáng nhất so với những người chỉ tham gia trong nhóm chăm sóc hỗ trợ.

Theo TS. Carla Flik, liệu pháp tâm lý có thể thay đổi suy nghĩ của bệnh nhân và cơ chế đối phó nội bộ, giúp họ tăng cường kiểm soát các quy trình tự trị của cơ thể, quá trình đau và điều chỉnh hoạt động của ruột.

Nghiên cứu cho thấy rằng liệu pháp tâm lý có thể được coi là một lựa chọn điều trị cho bệnh nhân IBS, không phân biệt mức độ triệu chứng.

Nguyễn Mai Hương

((Theo Cynthia Chavoustie))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lieu-phap-tam-ly-giup-kiem-soat-hoi-chung-ruot-kich-thich-n151553.html)

Tin cùng nội dung

  • Không sử dụng các Thu*c nhuận tràng để điều trị táo bón. Việc sử dụng các Thu*c này có thể gây suy yếu ruột và khiến cơ thể phụ thuộc vào Thu*c
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY