Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lo âu, không phải là giải pháp!

Đại dịch COVID-19 không chỉ tấn công trực tiếp vào hệ hộ hấp con người, mà sự lây lan ồ ạt của nó còn gây nên nỗi sợ hãi, lo âu cho cộng đồng và thông qua nỗi sợ đó sẽ làm cho người bệnh sẽ dễ kiệt quệ, tạo điều kiện để các bệnh nền có sẵn bùng lên, gây ra tình trạng suy đa cơ quan chung.

Thưa bác sĩ, có một thực tế không thể phủ nhận, đại dịch COVID-19 đang tác động khá mạnh mẽ đến đời sống tâm lý, tinh thần cộng đồng, về mặt chuyên môn y khoa, nhất là dưới góc độ một chuyên gia tâm lý lâm sàng, ông đánh giá như thế nào về điều này?

Lo âu, không phải là giải pháp!

Bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn:

Thứ nhất đại dịch COVID-19: Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý và tinh thần của cộng đồng, không chỉ trong một quốc gia mà còn lan rộng toàn thế giới. 210 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng, khởi phát nhanh và ồ ạt, số người mắc và ch*t cao đã đưa đến một sự lo sợ, stress lớn trong toàn xã hội.

Một trong những bộ phận xã hội bị tổn thương tâm lý nhất trong đại dịch này lại chính là đội ngũ nhân viên y tế. Không chỉ chịu áp lực và stress bởi các vấn đề cuộc sống như bao người, họ còn có thêm trách nhiệm nghề nghiệp. Stress và nỗi sợ về trách nhiệm nghề nghiệp. Nhân viên y tế tại Việt Nam bình thường đã làm một nghề từng bị nhiều stress, như một bệnh nền và bây giờ tăng mức độ lên với sự ảnh hưởng từ COVID-19.

Sức công phá của con vi rút này lớn, tác động cả về mặt thể chất, tâm lý và sức khoẻ của từng cá nhân và cả cộng đồng, đem đến nỗi sợ cho cộng đồng.

Virus này tác động đến mọi đối tượng nhưng đặc biệt nhắm tới đối tượng dễ bị tổn thương và yếu thế- đó là những người già và người bị nhiều bệnh phối hợp. Khi suy hô hấp xảy ra ở trên một cơ thể yếu kém như vậy thì nó dễ đẩy những người bệnh nhân nhiễm virus vào con đường nặng nề, đòi hỏi chăm sóc y tế rất rất tốn kém.

Thứ hai là tác động gián tiếp: Sự lây lan nhanh và rộng khắp của dịch bệnh đưa đến trạng thái tâm lý sợ sệt với mọi người. Từ đó người ta cố gắng cách ly và trong cách ly thì có một  số người dẫn đến kỳ thị nhau, bất ổn. Rộng hơn, cách xử lý tình trạng dịch này không thống nhất ở các quốc gia trên thế giới. Từ những quốc gia lớn, có nền y tế tiên tiến đến các quốc gia đang phát triển, sự giải quyết vấn đề có nhiều điểm khác biệt, làm cho người ta hoang mang, không biết bám víu vào chỗ nào mới là đúng. Tóm lại, COVID-19 (trực tiếp cũng như gián tiếp) đã tác động rất lớn đến tâm lý và sức khoẻ tinh thần của cá nhân và của cộng đồng, đẩy xã hội loài người nói chung vào một khủng hoảng lớn.

Theo bác sĩ, sức khỏe tâm thần của cộng đồng sẽ ảnh hưởng như thế nào trước sự tấn công, tàn phá của cơn đại dịch này? Bệnh lý nào (về sức khỏe tâm thần) là đáng lo ngại nhất với những hệ lụy mà đại dịch COVID-19 để lại?

Rất nhiều người bị nỗi sợ, ám ảnh bởi những người đã ch*t vì con virus này. Họ sợ, nếu mình bị nhiễm thì mình có bị ch*t như vậy hay không khi mình cũng ở tầm tuổi đó, có bệnh như vậy… Hiệu ứng sợ lan truyền từ thực tế nhiều người ch*t ở nhiều nơi, ở nhiều nước tiên tiến, lại ch*t nhanh chóng quá… Sự sợ hãi đó lan truyền ở đời sống toàn cầu hóa này rất nhanh.

Về mặt sức khoẻ tinh thần, nỗi sợ này có thể quy kết thành hội chứng rối loạn hoảng sợ hay hội chứng rối loạn lo âu. Chỉ cần trong vòng 2 tuần, có một nỗi sợ mà mình cứ chăm bẵm vào đó  sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu. Rối loạn đó, nỗi sợ đó, có thể đưa khá nhiều người đến với trầm cảm. Mà trầm cảm là một trong 10 lý do hàng đầu có thể gây ch*t trên thế giới hiện nay. Những rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ còn làm cho việc chăm sóc bản thân của người bệnh trở nên kém đi hoặc họ có bệnh nền rồi, giờ có thêm lo âu, trầm cảm khiến họ không muốn chữa, lơ là chữa những bệnh khác dẫn tới khả năng ch*t vì các bệnh đó có thể xảy ra.

Rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ về mặt bệnh học làm cho hệ thống miễn dịch của con người bị suy yếu. Suy yếu nên sức chống đỡ của người đó với tình trạng nhiễm trùng chung hay chống đỡ chung cho những bệnh cảnh khác kém đi. Khi mình sợ, lo âu, trầm cảm thì hooc-mon ứng phó với nỗi sợ đó kích hoạt, tăng lên giúp cho cơ thể của mình có khả năng chống đối lại tình trạng nguy hiểm. Nhưng sự huy động hooc-mon này tăng lên dẫn đến cạn kiệt tạo điều kiện để cho virus khi xâm nhập vào thì nó sẽ tàn phá cơ thể nhiều hơn.

Như vậy, về mặt bệnh học, có thể có một yếu tố tác động trực tiếp của con virus lên trên phổi của người bệnh. Thứ hai là về mặt gián tiếp, thông qua nỗi sợ sẽ làm cho người bệnh sẽ dễ kiệt quệ, tạo điều kiện để các bệnh nền có sẵn bùng lên, gây ra tình trạng suy đa cơ quan chung.

Lo âu, không phải là giải pháp!Bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn trao đổi với bệnh nhân

Cùng với cuộc chiến chống đại dịch, đời sống của cả cộng đồng đang phải thay đổi những hành vi, thói quen thường ngày. Với không ít người, điều này là một thách thức, thậm chí với những người tâm lý yếu, việc này có thể gây ra những tổn thương tâm lý. Theo ông thì làm sao để kiểm soát tâm lý mình và giữ vững tinh thần đi qua đại dịch?

Lo âu chính là một trợ thủ đắc lực giúp virus tàn phá cơ thể bạn nhanh chóng hơn. Thay vì lo âu, hãy chủ động nhận diện vấn đề và tìm giải pháp. Luôn tăng cường sức khỏe, thực hiện các khuyến cáo phòng dịch nghiêm ngặt; sắp xếp lại kế hoạch tài chính.

Trong đại dịch lần này, rõ ràng có những xáo trộn lớn về mặt hành vi, thói quen của cá nhân và cả cộng đồng, xã hội, thậm chí là cả thế giới. Gần phân nửa số người của toàn cầu đã ở nhà, trong không gian chật hẹp để có thể cách ly, thực hiện giãn cách xã hội, để có thể kiểm soát tốc độ lây lan của virus.

Việc này làm cho con người ta mất cân bằng trong cuộc sống. những hành vi của cá nhân, những thói quen, những nhu cầu thường nhật trước đây bây giờ phải bỏ đi hoặc thay đổi. sự xáo trộn này trong một khoảng thời gian ngắn thì người ta có thể thích ứng được. nhưng xét về mặt tâm lý, tôi thấy, qua 2 tuần vật vã với những điều này có thể làm cho người ta bị tổn thương tâm lý. đặc biệt, là người ta có thể bị rối loạn lo âu. với những người từng rối loạn lo âu, trầm cảm giờ thêm điều này nữa thì làm cho tình trạng trầm trọng hơn, có thể khủng hoảng về mặt tâm lý rất lớn. trước đại dịch, phản ứng lo âu là bình thường. bạn cũng phải chấp nhận suy nghĩ tiêu cực là một phần cuộc sống. nhưng nên nhớ, sự sợ hãi, lo âu, chưa bao giờ là giải pháp cho các vấn đề phải đối mặt. vậy thì, thay vì bị cuốn vào vòng xoáy lo âu thái quá, hãy chủ động nhận diện nguồn gốc của vấn đề. ví dụ, thay vì suy nghĩ, nhỡ ai đó mình quen mắc bệnh rồi lây cho mình thì sao? rồi mình mắc bệnh, lây cho gia đình. gia đình phải cách ly, cuộc sống bị ảnh hưởng.… thì nên thực hiện khuyến cáo phòng bệnh trước: nhất định thường xuyên rửa tay, súc họng, tăng cường sức đề kháng; ra ngoài kỹ càng bảo hộ: khẩu trang, nón che giọt bắn, rửa tay... thay vì lo sợ nỗi sợ kinh tế suy sụp thì chủ động tính toán cân bằng lại tài chính, sống tiết kiệm, nghiên cứu các nguồn hỗ trợ tài chính của chính phủ…

Cảm ơn bác sĩ Nguyễn Minh Mẫn.

MINH HẠNH (thực hiện)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lo-au-khong-phai-la-giai-phap-n173268.html)
Từ khóa: Lo âu

Chủ đề liên quan:

giải pháp không phải lo âu

Tin cùng nội dung

  • Béo phì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các bà mẹ mạng thai, thậm chí nó có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi.
  • Nếu như béo phì đang trở thành một hội chứng, khiến nhiều người lo lắng thì quá gầy cũng là một căn bệnh khó chữa.
  • Tôi xin đề xuất phương án thi tuyển sinh ĐH theo tôi là tối ưu như dưới đây:
  • (SucKhoeDoiSong.vn) - Gãy cổ xương đùi là một T*i n*n rất hay gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân thường gặp là do ngã trượt chân trên nền cứng, ngã đập vùng hông xuống đất,
  • Gãy cổ xương đùi là một T*i n*n rất hay gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân thường gặp là do ngã trượt chân trên nền cứng, ngã đập vùng hông xuống đất, mật độ xương thấp và giòn do tuổi cao nên dẫn tới nguy cơ này.
  • Sự lo lắng khiến chúng ta thấy căng thẳng và sợ hãi vì vậy nhiều người thường nhầm lẫn lo âu cũng chính là một dạng stress.
  • Xuất tinh sớm là một dạng chung trong hệ thống rối loạn cương dương, được lý giải với nhiều quan điểm khác nhau.
  • Rối loạn lo âu là một trong những rối loạn tâm thần, vì nguyên nhân chưa được biết rõ nên việc điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
  • Khó tiêu là rối loạn tiêu hóa thường gặp, nhất là trong thời ăn nhanh, uống vội hiện nay. BSCK2 Trần Ánh Tuyết, chia sẻ một số giải pháp khắc phục tình trạng trên.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY