Cây thuốc quanh ta hôm nay

Lọ nồi, Thuốc trị bệnh ngoài da

Người ta cũng dùng hạt chứa dầu mà người ta gọi là dầu Đại phong tử thật, Dầu này dùng trị bệnh phong hủi và các bệnh ngoài da khác

Lọ nồi, Nang trứng - Hydnocarpus kurzii (King) Warb., thuộc họ Chùm bao - Kiggelariaceae.

Mô tả

Cây gỗ cao 5-12 (30)m; thân to 20-40cm, cành non mảnh, màu xám nhạt, lúc non có lông vàng. Lá có phiến hình ngọn giáo thuôn, dài 15-20cm, rộng 4-8cm, mỏng, không lông, mép nguyên hay hơi khía răng; gân phụ 9 -10 cặp; 2 mặt nâu; cuống lá dài 1-1,5cm. Cụm hoa xim ở nách lá 5-9 hoa đơn tính; lá đài 4, có lông vàng, cánh hoa 8, dài 4mm, nhị 15-30; bầu hình trứng thuôn, có lông hay dày đặc. Quả hình cầu đường kính 5-10cm ngoài phủ lông vàng mịn như nhung, vỏ cứng dày 6-15mm; hạt 12-30, màu trắng, có cạnh, to 3 x 1,5cm.

Hoa tháng 5, quả tháng 11.

Bộ phận dùng

Dầu - Oleum Chaulmoograe.

Nơi sống và thu hái

Cây phân bố ở Việt Nam, Lào, Mianma, Ân Độ. Ở nước ta lọ nồi mọc ở Hà Tây, Hoà Bình, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên... trong các rừng mưa mùa nhiệt đới thường xanh, ở các thung lũng, ven suối có tầng núi đất sâu dày và ít dốc. Ở nhiều nơi, nguời ta trồng lấy hạt là nguồn cung cấp acid chaulmoogric.

Thành phần hoá học

Hạt tươi chứa 0,4% HCN. Hạt chứa 30,9% dầu cố định; dầu chứa 34,9% acid hydnocarpic, 22,5% acid chaulmoogric, 22,6% acid galic, 14,5% acid oleic, 4,0% acid palmitic, 0,4% các phân bậc thấp của acid hydnocarpic.

Tính vị, tác dụng

Như Chùm hoa lớn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Người ta cũng dùng hạt chứa dầu mà người ta gọi là dầu Đại phong tử thật (Olcum chaulmoograe). Dầu này dùng trị bệnh phong hủi và các bệnh ngoài da khác. Ở Ân Độ người ta dùng quả để đuốc cá. Một số loài vật (cá, lợn rừng gấu) ăn cơm quả và hạt mà chúng rất thích, nhưng thịt của chúng nếu ăn phải sẽ gây nôn mửa. Gỗ trắng, mềm, không chịu mối mọt, dễ mục, ít được ưa chuộng, chỉ dùng làm phân.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/lo-noi-thuoc-tri-benh-ngoai-da/)

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY