Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Loại bỏ ổ muỗi truyền sốt xuất huyết ngay trong nhà

Cửa bể nước treo phải có nắp đậy thật khít và chặt, nếu để hở sẽ tạo điều kiện cho muỗi sốt xuất huyết bay vào sinh sản, phát triển và truyền bệnh cho gia đình.

Trên thực tế, có một số hộ gia đình dùng bể nước treo bơm nước từ dưới lên nhằm tạo ra áp lực cao để nước có thể chảy qua đường ống dẫn đến nơi sử dụng nhưng nếu bể chứa nước không có nắp đậy hoặc có nắp nhưng không đậy kín hay vô tình bị gió mạnh thổi làm bay nắp sẽ tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản, phát triển và lây lan bệnh. Nhân viên y tế dự phòng đã kiểm tra, giám sát thực địa phát hiện nhiều bọ gậy và lăng quăng muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết trong loại dụng cụ chứa nước sinh hoạt này. Vì vậy, để phòng ngừa các trường hợp sử dụng bể nước treo làm nơi sinh sản của muỗi, có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

Polystyrene:

Đổ một lớp hạt nở polystyrene che phủ toàn bộ mặt nước với tác dụng ngăn không cho muỗi sinh sản và giảm sự bốc hơi nước. Có thể thả hạt nở vào các bể nước có ống dẫn nước ở phía dưới nhưng nếu mực nước rút xuống bằng với miệng ống thì hạt nở sẽ chui vào làm tắc ống; để khắc phục tình trạng này có thể bịt miệng ống dẫn nước bằng lưới hoặc làm miệng ống cong xuống phía dưới. Với cách thứ hai làm miệng ống cong xuống phía dưới, những chất bẩn nổi trên mặt nước của bể chứa sẽ được ngăn chặn lại không thoát vào miệng ống dẫn nước. Tuy vậy nhưng bể nước cũng cần phải đậy lại để ngăn không cho chim, chồn, sóc, chuột, thằn lằn, có thể đi trên lớp hạt nở nổi trên mặt nước.

Methoprene:

Được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem là biện pháp khá an toàn xử lý nguồn nước dùng để ăn và sinh hoạt. Hoạt chất methoprene phân chia khá nhanh ở trong nước, bánh hóa chất chứa từ 1,8 đến 8% methoprene và các hạt hóa chất có những nồng độ khác nhau được sản xuất để duy trì hiệu quả lâu dài. Trong bể chứa nước, bánh hóa chất cũng có khả năng phân tán methoprene chậm và có tác dụng hiệu quả diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thời gian khoảng 5 tháng nhưng giá thành thường cao hơn loại hóa chất temephos.

Bacillus thuringiensis:

Tạo ra độc tố diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết rất hiệu quả sau khi ấu trùng muỗi ăn phải loại vi khuẩn này. Với liều lượng sử dụng bình thường, Bacillus thuringiensis không gây hại đến các loài côn trùng và sinh vật khác, kể cả con người. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng bột thấm nước và hạt, gần đây có thêm dạng bánh không mùi vị, khá an toàn để xử lý nước ăn và sinh hoạt; khi thả xuống bể chứa nước chúng có khả năng nổi trên mặt nước và phân tán chậm với hiệu quả tác dụng trong khoảng thời gian 30 ngày.

Cá diệt ấu trùng muỗi:

Một số loài cá ăn ấu trùng muỗi có thể thả vào bể chứa nước lắp đặt ở vị trí có bóng râm và không có sự thay đổi lớn về nhiệt độ. Tuy nhiên khi thả cá, cần phải cung cấp thêm cho chúng một lượng thức ăn tối thiểu và phù hợp. Cá sử dụng phải sống được trong thời gian dài với ít thức ăn và thích nghi được với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường và phải có sẵn cá để thả bổ sung vào bể nước. Thường các loại cá muỗi (Gambusia affinis) và cá guppy (Poecilia reticulata) được cho là thích hợp nhất để thả vào bể chứa nước vì chúng dễ nuôi với số lượng lớn. Ở Trung Quốc, người dân dùng loài cá trê (Clarias fuscus) đã cho có kết quả tốt vì chỉ cần thả một con cá vào bể chứa nước với dung tích từ 20 đến 100 lít nước là đủ vì cá có khả năng sống lâu nhưng nên có biện pháp ngăn không cho cá nhảy khỏi bể chứa nếu mức nước cao. Tại Somali, người dân lại thường dùng loại cá rô phi (Oreochromis spiluris) để diệt ấu trùng muỗi có hiệu quả trong các bể chứa nước và chỉ cần thả một con cá là đủ cho một bể chứa có thể tích 3 mét khối nước.

Các hộ gia đình khi thiết kế lắp đặt bể nước treo bơm nước từ dưới lên qua hệ thống ống dẫn xuống các nơi cần thiết trong nhà để sử dụng nguồn nước ăn uống và sinh hoạt cần phải lưu ý đến trường hợp bể chứa nước sẽ tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản, phát triển và lây nhiễm bênh. Vì vậy nên chọn một trong các biện pháp đã được nêu trên để chủ động ngăn chặn và góp phần phòng bệnh.

Bác sĩ: NGUYỄN VÕ HINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/loai-bo-o-muoi-truyen-sot-xuat-huyet-ngay-trong-nha-n109851.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY