Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Loãng xương - căn bệnh nguy hiểm với người cao tuổi

Loãng xương là bệnh phổ biến thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Căn bệnh này gây nên các triệu chứng như đau nhức xương, cong vẹo cột sống, gù, gãy xương... ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy người cao tuổi cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm ước tính trên thế giới có 200 triệu người mắc bệnh loãng xương. Bệnh hay xảy ra ở nhóm tuổi trung niên, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, bệnh ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

Bác sĩ Vũ Thị Thanh Hoa, khoa Nội Thận - Khớp (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, hay còn gọi là xốp xương, tức là tỷ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, trong đó có vai trò của hormone Sinh d*c (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi rất quan trọng với sự phát triển của xương.

Tuổi cao cùng với việc giảm nội tiết tố, hệ cơ quan như tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, tuần hoàn hoạt động yếu. Khi đó, xương hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém, dẫn đến mất cân bằng giữa việc tạo và hủy xương, khiến xương trở nên xốp hơn và thưa hơn.

Mặt khác, chế độ dinh dưỡng hằng ngày không cung cấp đủ chất cũng là nguyên nhân dẫn đến loãng xương. Bệnh loãng xương ở có sự chênh lệch giữa 2 giới, tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam. Phụ nữ sau tuổi mãn kinh, buồng trứng ngưng hoạt động gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen.

Điều này làm tăng hoạt tính của tế bào hủy xương trong khi chức năng điều hòa và hấp thụ canxi bị suy giảm, dẫn đến khối lượng xương sẽ mất dần theo năm tháng kể từ khi mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 - 4%). Ngoài ra, bệnh ở người già còn xuất phát từ việc người bệnh đang mắc các chứng bệnh như suy thận, viêm gan mạn tính, gout, cường giáp trạng, chấn thương...

Gây nguy cơ bị gãy xương

Loãng xương là bệnh có diễn biến âm thầm, tới khi xuất hiện các dấu hiệu biểu hiện rõ thường là lúc đã có biến chứng. Bác sĩ Hà Quốc Hùng, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu và Quốc tế (Bệnh viện Lão khoa trung ương) cho biết, loãng xương là vì có thể gây gãy xương, đặc biệt ở người già.

Với người già bị loãng xương, khi ngã, nguy cơ bị gãy xương rất lớn, thường lâu lành, thậm chí có trường hợp không thể can thiệp mà phải nằm một chỗ. Khi nằm một chỗ trong thời gian kéo dài, người bệnh dễ bị viêm phổi, biến chứng nhiễm trùng, nguy cơ Tu vong cao. Ngoài ra, bệnh gây giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu, nguyên Trưởng khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), quá trình diễn ra từ từ nên không gây triệu chứng gì, chỉ tới khi nặng, xương bị gãy hoặc bị xẹp mới có biểu hiện bệnh. Do đó, mọi người cần lưu ý tới một số biểu hiện chính của bệnh như đau nhức, mỏi dọc các xương dài; đau nhức như châm chích toàn thân; đau tăng về đêm, nghỉ ngơi không hết.

Mặt khác, đau quanh cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.

Cùng với đó, người bệnh bị gù vẹo cột sống gây giảm chiều cao so với lúc trẻ. Thêm một triệu chứng toàn thân thường gặp, đó là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, ra mồ hôi. Vì vậy, cần khám sức khỏe định kỳ và đo mật độ xương. Nếu loãng xương ở mức độ nhẹ, việc chữa trị sẽ dễ dàng hơn.

Các biện pháp không dùng Thu*c

Theo bác sĩ Vũ Thị Thanh Hoa, để phòng bệnh không cần phải dùng Thu*c, mọi người phải thay đổi lối sống, một số thói quen sinh hoạt. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng sức khỏe cho bộ xương. Cụ thể, cần thường xuyên tập luyện thể lực, thể thao, nhất là tập những bài tập tăng sức nặng và sự dẻo dai của cơ thể như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ...

Bên cạnh đó, cần tập sức mạnh cho cơ: Tập kháng lực, nhấc vật nặng phù hợp với khả năng của từng người nếu không có chống chỉ định. Cùng với một chế độ luyện tập cần bảo đảm một chế độ ăn giàu canxi trong suốt cuộc đời. Nếu cần, có thể sử dụng cả Thu*c để bổ sung canxi và vitamin D. Đặc biệt, tránh sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia và không hút Thu*c lá...

PGS.TS Bùi Khắc Hậu khuyến cáo, khi bị cần khám định kỳ theo lời hẹn của thầy Thu*c. Việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu rất có ý nghĩa để phòng bệnh và ngăn ngừa gãy xương. Khi đã bị gãy xương do thì càng hết sức thận trọng không để gãy xương tái phát.

Muốn phòng bệnh loãng xương, tốt nhất là ăn uống đủ chất, nhất là các loại thức ăn giàu canxi, protein, vitamin D như tôm, cua, ốc, uống sữa và các chế phẩm của sữa có chứa nhiều thành phần canxi, vitamin D. Việc bổ sung canxi cần thực hiện ngay từ khi còn trẻ để phòng khi về già. Do đó, nên tăng cường bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày.

Nhu cầu canxi của cơ thể khác nhau theo lứa tuổi. Trẻ em dưới 15 tuổi cần 600 - 700mg canxi/ngày. Người trên 15 tuổi và người lớn cần 1.000mg canxi/ngày. Người trên 50 tuổi cần 1.200mg canxi/ngày do cần nhiều canxi hơn vì khả năng hấp thu canxi của họ thấp hơn.

Theo Phan Tuấn/ hanoimoi.com.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Lao động thủ đô (http://laodongthudo.vn/loang-xuong-can-benh-nguy-hiem-voi-nguoi-cao-tuoi-96637.html)

Tin cùng nội dung

  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY