Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh cần làm gì để ngăn chặn và điều trị?

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là tình trạng không hiếm gặp. Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và biện pháp phòng ngừa tình trạng này sẽ được chúng tôi giới

loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra đồng thời với quá trình lão hóa của cơ thể. hiểu rõ về tình trạng này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị. đồng thời có thể tự đề ra được biện pháp phòng bệnh cho bản thân. 

I/ Tìm hiểu về loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Loãng xương là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng gia tăng phần xốp của xương do suy giảm cấu trúc vi thể của xương, làm giảm khối lượng xương khiến chúng dễ bị yếu và dễ gãy. đây là căn bệnh phổ biến ở những người cao tuổi, đặc biệt phụ nữ ở tuổi mãn kinh thường gặp phải tình trạng này.

Ngoài yếu tố tuổi tác, loãng xương ở phụ nữ mãn kinh diễn tiến nhanh hơn. bởi lúc này cơ thể của họ đang bị thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen. vậy thì tại sao sự thiếu hụt nội tiết tố nữ lại có thể khiến bệnh loãng xương diễn tiến nhanh như vậy?

Nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến khối lượng xương như thế nào?

Suốt cả cuộc đời, khối lượng xương của cơ thể chúng ta được hình thành qua 3 giai đoạn. Cụ thể như sau:

+ Giai đoạn từ khi mới sinh ra đến năm 30 tuổi:

Đây là giai đoạn mà quá trình tạo xương làm tăng khối lượng xương đạt ở mức cao nhất. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành nên khối xương là giới tính, di truyền, chủng tộc, chế độ dinh dưỡng (nhất là protein, canxi) và hoạt động thể lực.

+ Giai đoạn từ năm 30 – 50 tuổi: 

Khi bước vào độ tuổi này, khối lượng xương giảm chậm. Tình trạng này xảy ra do sự gia tăng của tuổi tác và tốc độ khối lượng xương bị giảm diễn ra bằng nhau ở cả 2 giới là nam và nữ.

+ Giai đoạn sau tuổi 50: 

Bước vào độ tuổi này, khối lượng xương bị mất đi với tốc độ nhanh hơn, nhất là ở phái nữ. mỗi năm, phụ nữ ở những năm đầu của thời kỳ mãn kinh có thể giảm từ 1 – 1,5% khối lượng xương. bởi giai đoạn này, nội tiết tố nữ estrogen của cơ thể bị giảm một cách khá đột ngột, do buồng trứng ngưng sản xuất. tuy nhiên, sau tuổi 60, tốc độ suy giảm khối lượng xương ở cả nam và nữ lại trở về trạng thái cân bằng.

Thiếu hụt estrogen sẽ làm giảm quá trình hoạt động của các tế bào tạo xương, giảm lượng protein trong xương. đồng thời, nó cũng làm giảm sự tích tụ canxi và photphat trong xương. chính vì lý do này mà thiếu estrogen sẽ dẫn đến loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh có những biểu hiện gì?

Tương tự như các đối tượng mắc bệnh khác, biểu hiện loãng xương ở phụ nữ mãn kinh xuất hiện khá muộn. dấu hiệu đầu tiên mà người bệnh có thể cảm nhận được là cảm thấy đau ở các vùng xương phải chịu áp lực lớn từ cơ thể khi đứng hoặc ngồi lâu. những cơ quan này có thể là xương gót chân, phần xương trên hoặc dưới của cẳng chân, cột sống thắt lưng, cột sống cổ…

Nếu loãng xương không được chữa trị sớm, nó có thể làm gãy đầu dưới của xương cẳng tay, gãy xương hông và làm lún xẹp đốt sống. phụ nữ sau khi qua giai đoạn mãn kinh có thể thấp đi 6.4cm. ngoài ra, người bệnh sẽ bị gù, còng lưng, vẹo cột sống.

Thông tin thêm: 9 triệu chứng bệnh loãng xương ai cũng cần biết để điều trị kịp thời

II/ Khám và điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm

Loãng xương là  tình trạng mà bất cứ phụ nữ nào ở độ tuổi mãn kinh cũng có thể gặp phải. do đó, cần phải đi khám thường xuyên để phát hiện và chữa trị sớm.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đo mật độ xương để xác định mức độ loãng xương. phương pháp được sử dụng phổ biến trong trường hợp này là đo hấp thụ năng lượng kép x – quang. với cách chẩn đoán này, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số t để đánh giá mật độ xương. bên cạnh đó, những phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh cũng cần phải tiến hành định lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên kết hợp cả việc khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm khác để xác định xem mình có mắc thêm các bệnh lý nào hay không.

Điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Loãng xương ở phụ nữ có thể được điều trị bằng các biện pháp như sau:

+ Dùng Thu*c:

Thông thường, người bị loãng xương sẽ được chỉ định sử dụng các loại Thu*c có tác dụng ức chế quá trình làm giảm khối lượng xương. đồng thời có thể làm tăng khối lượng của xương của cơ thể. bạn có thể dùng các loại Thu*c nhóm biphosphonat như etidronat, như neridronat, olpadronat, alendronat, zoledronat… ngoài ra, cần bổ sung thêm canxi và vitamin d, chúng sẽ giúp xương được khỏe mạnh hơn.

+ Sử dụng các liệu pháp thay thế hormone:

Áp dụng các liệu pháp thay thế hormone cũng có thể được chỉ định để điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. cách này sẽ làm tăng đáng kể mật độ của xương, làm giảm nguy cơ bị loãng xương. nếu điều trị bằng liệu pháp này trong vòng 3 năm có thể làm tăng khối lượng xương từ 3,5 – 5% ở xương sống. tuy nhiên, phương pháp này lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như bệnh tim mạch, làm tăng nguy cơ ung thư vú… do đó, cần phải tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ trong cả quá trình điều trị.

Nhóm serm cũng có thể làm tăng mật độ của xương. bởi nó tác dụng tương tự như nội tiết estrogen trên xương nhưng không có tác dụng trên hệ sinh sản. tuy nhiên, liệu pháp này lại có tác dụng vô cùng tốt trên tim mạch và cũng không có nguy cơ gây ung thư vú. ngoài ra, các chất bisphosphonat, calcitonin có khả năng ức chế tế bào hủy xương, từ đó ngăn chặn được tình trạng mất xương.

+ Xây dựng thói quen sinh hoạt tích cực: 

Ngoài việc áp dụng các biện pháp y tế, người bệnh cần phải xây dựng được một thói quen sinh hoạt hợp lý. Cần phải siêng năng tập luyện thể dục thể thao, phơi nắng thường xuyên… Nếu làm việc, cần tránh tư thế ngồi hoặc đứng quá lâu. Đồng thời, bạn cũng không nên ngồi xổm, đứng khom lưng… Bởi chúng có thể làm hại đến khung xương của bạn. Ngoài ra, hãy thay đổi tư thế làm việc thường xuyên, tránh làm các công việc mang vác nặng.

Có thể bạn muốn xem: Người bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện?

III/ Biện pháp phòng ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Khối lượng xương của cơ thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. với những yếu tố như giới tính, chủng tộc, di truyền, tuổi tác… thì không thể có cách nào để ngăn chặn tình trạng này. tuy nhiên, chúng ta có thể làm chậm lại quá trình lão hóa, giúp xương khỏe mạnh hơn bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Các biện pháp ngưa ngừa loãng xương ở phụ nữ

Để ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, cách tốt nhất là áp dụng các biện pháp dự phòng từ lúc còn trẻ. các bạn có thể tham khảo những cách sau đây để áp dụng cho bản thân:

    Xây dựng ăn uống khoa học, lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm tốt cho xương. Đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi và protein.
  • Hoạt động thể lực thường xuyên: Cần tập thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Bạn có thể chạy bộ, bơi lội, chơi các môn thể thao… Chúng không chỉ giúp cơ thể cảm thấy khỏe khoắn mà còn có tác dụng làm tăng khối lượng của xương.
  • Phát hiện và điều trị sớm các bệnh nội tiết và tiêu hóa: Các bệnh tuyến giáp, tuyến cận giáp, bệnh gan, viêm loét dạ dày tá tràng… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Vì vậy, điều trị dứt điểm các chứng bệnh này cũng sẽ làm giảm được tốc độ mắc bệnh.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Uống rượu bia và hút Thu*c lá, sử dụng cà phê… có thể làm cho khối lượng xương của bạn dễ bị mất đi. Do đó, hãy tránh xa những thức uống này để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân.
  • Không lạm dụng Thu*c tây: Uống các loại Thu*c chứa corticoid trong thời gian dài có thể làm giảm khối lượng xương nhanh chóng. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng các loại Thu*c này quá nhiều.

Ngoài ra, để phòng ngừa loãng xương, bạn cũng có thể tác động đến các yếu tố có thể làm tăng khối lượng xương. Chẳng hạn:

    Áp dụng các biện pháp tăng tạo đỉnh ở khối xương trong giai đoạn dậy thì: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là canxi và protein, thường xuyên tắm nắng, tập thể dục thể thao, giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định.
  • Các cách có thể làm chậm mất xương ở người trung niên: Tập các bài tập thể dục phù hợp, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, chữa trị sớm các bệnh có thể gây loãng xương…

Khiêu vũ để ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ

Một trong những biện pháp có thể làm giảm bệnh loãng xương ở phụ nữ, đó chính là khiêu vũ. đây là một môn thể thao có tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm stress, giảm cân. đồng thời, nó có thể làm chậm lại quá trình lão hóa, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa loãng xương. vì vậy, bạn có thể tập khiêu vũ ngay từ lúc còn trẻ để làm chậm lại tình trạng loãng xương khi bước vào thời kỳ mãn kinh.

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là vấn đề có nhiều người mắc phải. nó gây ra những ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. chính vì vậy, để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh cho chính bản thân, bạn nên áp dụng các biện pháp dự phòng bệnh càng sớm càng tốt.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/loang-xuong-o-phu-nu-man-kinh)

Tin cùng nội dung

  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Phụ nữ độ tuổi từ 45 - 55, do chức năng buồng trứng suy giảm dẫn đến rối loạn nội tiết và hệ thống thần kinh thực vật. Có đến 85% phụ nữ lâm vào một tình trạng bệnh lý được gọi là hội chứng tiền mãn kinh (menopausal syndrome) ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Biểu hiện bằng các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, tim hồi hộp, có các cơn “bốc hỏa”, thay đổi tính tình, dễ mệt mỏi.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY