15-20% bệnh nhân loét có một hoặc nhiều lần chảy máu; loét tá tràng thường chảy máu cao hơn so với loét dạ dày, người già chảy máu nhiều hơn người trẻ
loét tá tràng là một bệnh rất thường gặp. Đây là sự phá hủy cục bộ niêm mạc tá tràng do các yếu tố tấn công như acid HCl, pepsin, vi khuẩn HP.
loét tá tràng xảy ra ở người lớn với mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở lứa tuổi trước 60; tần suất gặp ở nam cao gấp 2 lần ở nữ và thường có yếu tố gia đình.
Acid có phải thủ phạm duy nhất gây
loét tá tràng?
Có thể nói rằng, cơ chế bệnh sinh của loét hiện nay vẫn còn phức tạp mà vai trò phối hợp giữa yếu tố tấn công là vi khuẩn HP, acid chlorhydric, pepsin và sự suy giảm của yếu tố bảo vệ là lớp niêm dịch của dạ dày tá tràng.
Hiện nay chưa tìm ra nguyên nhân chung cho loét, nhưng người ta thấy có một số yếu tố liên quan, đôi khi chúng phối hợp nhau, như: yếu tố di truyền, yếu tố tâm thần và môi trường. Yếu tố hay được nhắc đến đó là di truyền, tần suất xuất hiện cao ở các gia đình có người thân bị bệnh loét, ở những người có nhóm máu O...
Yếu tố tâm lý đặc biệt là các sang chấn tâm lý và áp lực công việc. Sự rối loạn vận động dạ dày, ruột, đặc biệt là sự rối loạn quá trình làm vơi dạ dày.
Các yếu tố môi trường như thức ăn, Thu*c lá và các Thu*c giảm đau chống viêm như aspirin, corticoid, các Thu*c giảm đau non steroid. Tuy nhiên, đại đa số các trường hợp
loét tá tràng, chủ yếu là do sự tăng toan của acid dịch vị, hay nói một cách khác trong
loét tá tràng sự bảo vệ suy yếu không có khả năng chống lại sự tấn công.
Đau quặn thắt là dấu hiệu đặc trưng nhận biết bệnh?
Đau là đặc trưng của
loét tá tràng thường rõ hơn loét dạ dày, vì ở đây không có viêm phối hợp. Các đợt bộc phát rất rõ ràng. Giữa các kỳ đau thường không có triệu chứng nào cả. Đau xuất hiện 2 - 4 giờ sau khi ăn tạo thành nhịp ba kỳ hoặc đau vào đêm khuya 1 - 2 giờ sáng.
Đau kiểu quặn thắt nhiều hơn là đau kiểu nóng ran. Đau ở thượng vị lan ra sau lưng về phía bên phải (l/3 trường hợp). Cũng có 10 trường hợp không đau, được phát hiện qua nội soi hoặc do biến chứng và 10% trường hợp loét lành sẹo nhưng vẫn còn đau. Chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa vào nội soi, trong một vài trường hợp đặc biệt có thể tiến hành sinh thiết.
Biến chứng nào có thể xảy ra?
Chảy máu: Là biến chứng thường gặp nhất nhưng khó đánh giá tần số chính xác. Khoảng 15-20% bệnh nhân loét có một hoặc nhiều lần chảy máu;
loét tá tràng thường chảy máu cao hơn so với loét dạ dày, người già chảy máu nhiều hơn người trẻ. Nếu chảy máu nặng sẽ làm bệnh nhân nôn và đại tiện ra máu.
Thủng ổ loét: Đây là biến chứng đứng thứ hai sau chảy máu, nam giới nhiều hơn phụ nữ. Biểu hiện bằng cơn đau đột ngột, dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, sau đó là dấu hiệu viêm phúc mạc và nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Chụp Xquang ổ bụng không chuẩn bị hoặc siêu âm có liềm hơi dưới cơ hoành.
Điều trị như thế nào?
Trong
loét tá tràng, đa số có tăng toan và tăng tiết nên thường áp dụng phác đồ phối hợp: 1 kháng tiết mạnh + 1 bảo vệ niêm mạc. Trong đó, Thu*c kiểm soát tiết acid được ưu tiên sử dụng là Thu*c ức chế bơm proton do hiệu quả kháng tiết mạnh và thời gian tác dụng kéo dài, liều dùng thay đổi tùy thuộc vào bệnh nhân.
Các Thu*c có thể sử dụng như omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol, rabeprazol hay esomeprazol. Trong trường hợp có vi khuẩn HP, cần cho thêm Thu*c diệt HP như trong loét dạ dày, thời gian cho kháng sinh thường là 2 tuần. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể sử dụng phác đồ 3 Thu*c hay 4 Thu*c.
Ngoài việc sử dụng Thu*c điều trị loét theo đơn của bác sĩ thì người bệnh cũng nên tránh các đồ ăn uống có chất kích thích, tránh stress và nghỉ ngơi hợp lý.
Mangyte.vn
Theo ThS. Nguyễn Bạch Đằng - Sức khỏe & Đời sống