Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Viêm loét dạ dày - tá tràng, nên ăn gì?

Loét dạ dày, tá tràng là một bệnh phổ biến của đường tiêu hóa, biểu hiện bằng những cơn đau vùng thượng vị,

Cơn đau có từng đợt 15 - 20 ngày hoặc dài hơn, sau đó dịu dần và biến mất trong thời gian khá dài (có thể 2 - 3 tháng hoặc 5- 6 tháng) và sau đó lại tái diễn với mức độ nặng hơn. cơ chế sinh bệnh loét dạ dày - tá tràng chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày, do đó ăn uống hợp lý giúp giảm tiết acid, dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày, giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

Những thực phẩm người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng không nên sử dụng.

những thực phẩm người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng không nên sử dụng.

Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nên dùng thức ăn giảm tiết dịch vị: chất ngọt, chất béo; các thức ăn mềm có khả năng bao bọc che chở niêm mạc dạ dày như: cháo, cơm, bánh mì, bánh nếp, bánh chưng... đây là những thực phẩm dễ tiêu hóa và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid, có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy. canh, súp với thực phẩm đã được nấu chín, mềm không gây áp lực với hệ tiêu hóa đồng thời lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày giúp người bệnh dễ tiêu hóa thức ăn hơn. các thực phẩm giàu đạm: thịt, trứng, cá… nên chế biến dưới dạng hấp, luộc để dễ tiêu hóa. người bệnh cũng nên sử dụng các loại dầu thực vật được chế biến từ các loại hạt như hướng dương, dầu vừng, dầu đậu nành… mỡ cũng được dùng nếu người bệnh không có tăng huyết áp, cholesterol máu cao. sữa, trứng có tác dụng làm trung hòa lượng acid có trong dạ dày. rau củ quả tươi nên chọn các loại rau lá non (bắp cải, củ cải, giá đỗ, các loại rau cải, đậu bắp…) vì các loại rau củ này chứa nhiều vitamin thiết yếu có tác dụng làm liền nhanh chóng các vết thương đường tiêu hóa. đậu bắp chứa nhiều vitamin b, c, e và các dưỡng chất khác. đặc biệt chất nhầy có trong đậu bắp là phức hợp protein và một số chất khác, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày. một số loại hoa quả tươi cũng tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng như: táo, chuối có chất xơ hòa tan pectin giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột phòng ngừa tiêu chảy và táo bón. nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, ôn ói. các loại củ gia vị như: gừng có tác dụng cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị kiềm hóa độ acid trong dịch vị. mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid trong dạ dày, tránh tình trạng kích ứng tại dạ dày. các loại rau củ màu đỏ và xanh đậm cần được tăng cường trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày - tá tràng.

Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng không nên dùng các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích; những loại thức ăn cứng, dai như thịt nhiều gân, sụn, hay là rau có nhiều xơ (rau già, rau cần...), quả xanh sống (chuối tiêu, đu đủ xanh). không sử dụng các loại gia vị chua cay: dấm, ớt, tỏi, hạt tiêu hoặc thức ăn lên men chua: dưa, cà muối, hành muối. không ăn các loại quả chua: chanh, cam chua, xoài xanh, sấu, cóc, khế chua… không hút Thu*c lá, không uống các loại nước có cồn như rượu, bia, các loại nước có gas, không uống cà phê, chè đặc.

Thức ăn nên nấu chín kỹ, chế biến mềm, luộc, hấp hay om giúp cho người đau dạ dày dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn các món xào, rán. ăn chậm và nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa đọc sách, báo, xem phim để tránh gia tăng bài tiết của nước bọt, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp cho dạ dày thường xuyên có thức ăn để trung hòa được acid. không để bụng quá đói làm dạ dày bị rỗng co bóp mạnh hơn gây đau, thậm chí là chảy máu hoặc ăn quá no làm cho dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn, tăng cọ xát làm gia tăng các cơn đau. tránh ăn quá đặc làm dịch vị khó thấm vào giữa khối thức ăn hoặc ăn quá lỏng và nhiều nước quá làm pha lỏng dịch vị, làm giảm khả năng tiêu hóa. tránh ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. không nên ăn quá gần lúc đi ngủ. làm việc vừa sức, điều độ, sinh hoạt thoải mái, tránh căng thẳng.

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh lý phổ biến, nếu không diều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm do đó khi có các triệu bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để khám và điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/viem-loet-da-day-ta-trang-nen-an-gi-n183819.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY