Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Tai biến vì tự ý dùng cimetidin chữa bệnh dạ dày

Cimetidin là Thu*c cản trở việc gắn histamin lên thụ thể H2 do đó ức chế việc tăng tiết acid (do bệnh lý, do thức ăn, do dùng các chất kích thích) tại dạ dày.
Cimetidin là Thu*c cản trở việc gắn histamin lên thụ thể H2 do đó ức chế việc tăng tiết acid (do bệnh lý, do thức ăn, do dùng các chất kích thích) tại dạ dày. Khi làm giảm acid cimetidin cũng đồng thời làm giảm việc sản xuất pepsin của dạ dày. Do dó cimetidin được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trong chứng trào ngược dạ dày - thực quản và trong các bệnh lý tăng tiết acid dịch vị.

Cimetidin dạng uống thường bán không có đơn. Nhiều người thường tự ý mua dùng theo kinh nghiệm hoặc theo mách bảo, và khi sử dụng lại ít người lưu ý đến các tác dụng phụ của Thu*c. Điều này có thể làm người bệnh gặp tác dụng phụ, thậm chí việc tự ý tăng liều và kéo dài có thể gây nguy cơ tai biến.

Dưới đây là một số tác dụng phụ của cimetidin người sử dụng cần lưu ý:

Gây lú lẫn kích động hoang tưởng: người già, người suy gan thận khi sử dụng cimetidin sẽ bị giảm chuyển hóa, làm tăng lượng cimetidin trong huyết tương, nên dễ gây ra lú lẫn, kích động và hiện tượng này sẽ mất đi khi ngừng Thu*c. Cách khắc phục: với các đối tượng này, cần giảm liều dùng ( 30%-50% so với người bình thường), không được dùng liều cao kéo dài, tránh dùng cùng lúc với các Thu*c an thần gây ngủ.

Làm giảm khả năng T*nh d*c của nam giới: với nam, cimetidin kháng androgen. Dùng liên tục từ 8 tuần trở lên sẽ làm giảm lượng tinh dịch và suy yếu hoạt động T*nh d*c. Dùng liều cao kéo dài hàng năm sẽ gây bất lực.Với nữ, dùng liên tục từ 8 tuần trở lên sẽ làm tăng tiết prolactin làm chảy sữa, gây căng vú. Tác dụng bất lợi cho nam và nữ sẽ hết dần khi ngừng Thu*c. Khắc phục: tránh dùng Thu*c kéo dài.

Gây một số bất lợi khi dùng không đúng liều đúng cách

Cimetidin làm giảm acid của dạ dày nhưng nếu giảm acid quá mức sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng không lợi đến tiêu hóa thức ăn. Mặt khác, khi dùng cimetidin ức chế tiết acid song nếu ngừng dùng đột ngột sẽ tái phát sự tăng acid cấp tính (có thể làm chảy máu hay thủng dạ dày). Việc giảm tiết acid sẽ tùy theo liều và cách dùng. Nếu dùng liều 300mg sau bữa ăn sẽ giảm khoảng 50% trong 2 giờ đầu và 75% trong 2 giờ sau. Nếu dùng 800mg vào lúc ngủ sẽ giảm trung bình 50% kéo dài trong 24 giờ. Trong đợt điều trị viêm loét dạ dày cấp, cimetidin thường sử dụng với liều dùng, mỗi ngày 3 lần (200mg vào hai lần sau bữa ăn và 400mg vào lúc đi ngủ), mỗi đợt dùng ít nhất là 6 tuần. Để phù hợp với cách dùng trên hiện trên thị trường có rất nhiều biệt dược cimetidin với nhiều dạng dùng, hàm lượng khác nhau (viên dập viên sủi 200-300-400-800mg, sirô 5ml 300-40mg, dịch truyền 100ml-400mg...). Khi mua dùng cần tránh sự nhầm lẫn. Nếu dùng sai hàm lượng, liều lượng hoặc muốn chóng khỏi mà tăng liều hay uống gộp các Thu*c trong ngày vào thời điểm không thích hợp sẽ có hại, có thể xảy ra tai biến (đặc biệt nghiêm trọng với người già và người suy gan suy thận).

Cimetidin chuyển hóa bởi cytochrom- 450 do đó làm cho sự chuyển hóa một số Thu*c phụ thuộc vào cytochrom bị ngừng trệ làm tăng nồng độ máu của các Thu*c này gây ra tác hại như dùng quá liều. Ví dụ: khi dùng chung, cimetidin làm tăng nồng độ Thu*c tiểu đường metformin (gây nguy cơ hạ quá mức đường huyết), làm tăng nồng độ Thu*c chống đống máu warfarin (gây nguy cơ chảy máu), làm tăng nồng độ Thu*c huyết áp nifedipin (gây nguy cơ tụt quá mức huyết áp). Bởi vậy tránh dùng chung cimetidin với các Thu*c này. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng chung (do yêu cầu chữa bệnh) thì phải có ý kiến và sự điều chỉnh liều các thành phần của thầy Thu*c.

Thu*c đi vào nhau thai, bài tiết vào sữa mẹ nhưng chưa có bằng chứng gây hại cho thai nhi hay ảnh hưởng đến trẻ bú. Tuy nhiên để chắc chắn không nên dùng cho người mang thai cho con bú.

Nếu truyền với tốc độ nhanh sẽ làm tăng histamin máu gây loạn nhịp tim và hạ huyết áp. Chỉ được truyền cimetidin tại bệnh viện có đủ điều kiện (chỉ định, theo dõi dùng, xử lý sự cố). Không nên truyền cimetidin tại nhà hay tại tuyến y tế không đủ điều kiện.

DS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tai-bien-vi-tu-y-dung-cimetidin-chua-benh-da-day-13499.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng nóng thượng vị và viêm loét hang vị phù nề có liên quan đến nhau không và có cách nào để trị dứt chứng nóng thượng vị không?
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • 15-20% bệnh nhân loét có một hoặc nhiều lần chảy máu; loét tá tràng thường chảy máu cao hơn so với loét dạ dày, người già chảy máu nhiều hơn người trẻ
  • Nếu bé hay đau bụng nên đưa đến cơ sở y tế chẩn khám cẩn thận vì rất có thể bé bị loét dạ dày tá tràng.
  • Mangyte ơi, em muốn làm xét nghiệm để biết mình có bị nhiễm vi trùng H.Pylori để ngừa loét dạ dày thì phải làm thế nào ạ? Cần có những xét nghiệm gì? Đến đâu để làm các xét nghiệm trên? Giá cả bao nhiêu? Em cảm ơn nhiều.
  • Tôi và bà xã cùng phát hiện viêm dạ dày và nhiễm HP nhưng điều trị nhiều toa kháng sinh mạnh, sao vẫn không khỏi. Nhờ Mangyte tư vấn làm sao để trị dứt điểm bệnh này? Chúng tôi nghe nói viêm dạ dày nhiễm HP dễ thành ung thư nên lo lắng lắm. Trân trọng cảm ơn. Trần Thành Bảo (Quận 10, TPHCM)
  • Chào Mangyte! Bố em bị tai biến và được chỉ định tập vật lý trị liệu. Mangyte có thể tư vấn giúp em nên đưa bố em đi tập ở đâu là tốt nhất tại Bình Dương được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn. (Đỗ Thị Linh - dolinh...@yahoo.com.vn)
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.