Tâm linh hôm nay

Lời chỉ dạy của đức Phật về: Sự cường thịnh của một quốc gia

Trải qua hơn 2500 năm, những lời giáo huấn của đức Phật cho quan đại thần Vassakara vẫn còn là khuôn vàng thước ngọc để xây dựng một quốc gia cường thịnh và hòa bình, cho dù thế giới ngày hôm nay con người đã đổ bộ lên mặt trăng,

Theo các sử gia, các nhà nhân chủng học và khảo cổ học, cách đây khoảng 5000 năm, tại những nền văn minh tối cổ, một số thủ lãnh đã thống nhất được các bộ tộc và hình thành những vương quốc hùng mạnh.

Trung Hoa có vua Hoàng Đế (5000 năm) (1), Việt Nam có vua Hùng (4879 năm) (2). Ai Cập có vua Thinite King Den (4800 năm) (3). Còn tại Ấn Độ, nền văn mình đã có cách đây 4500 năm nhưng phải đợi tới năm 298 trước Tây lịch, Đế Quốc Maurya mới hình thành và từ 273-232 trước Tây lịch với Đế Quốc Khổng Tước của Asoka Đại Đế (4) Tại Hy Lạp nền văn minh hình thành năm 2500 trước Tây lịch và tới năm 400 trước Tây lịch, Athens trở thành một đô thị dân chủ với mọi nam công dân có quyền phục vụ thường trực tại nghị viện là nơi biểu quyết các đạo luật và chính sách của quốc gia (5)

Thế nhưng phải mất gần 4500 năm, tức khoảng từ 500 tới 400 năm trước Tây lịch, tư tưởng và học thuật “trị quốc” mới nở rộ từ Đông sang Tây trong đó Khổng Tử, Mạnh Tử chủ trương Đức Trị, Hàn Phi Tử, Thương Ưởng chủ trương Pháp Trị, Mặc Tử chủ trương Kiêm Ái “đó là tình thương bình đẳng và phổ cập” bởi vì ”Lọan từ đâu sinh? Sinh ra bởi không yêu nhau” (5) từ đó nước Trung Hoa hình thành một lớp sĩ phu gọi là quân tử với kim chỉ nam: Cách vật Trí Tri, Chính Tâm, Thành Ý, Tu (thân), Tề (gia), Trị (quốc). Bình (thiên hạ). Còn tại Hy Lạp năm 428-348 trước Tây Lịch, Plato đã nổi tiếng với tác phẩm The Republic (Nền Cộng hòa) có thể liên quan tới ý tưởng "Một cộng đồng được tổ chức chặt chẽ của những nhà tư tưởng có cùng chí hướng" (6).

Thế nhưng dù cùng thời với đức Phật hoặc sau đức Phật hơn 100 năm, không một triết gia hoặc một nhà tư tưởng Đông-Tây nào có một cái nhìn quán triệt, bao quát về sự thái bình và cường thịnh của một quốc gia. Khổng Tử chủ trương tu thân, Mặc Tử chủ truơng tình thương. Đồng ý tu thân và tình thương là căn bản, nhưng còn tương quan xã hội giữa con người và con người như thế nào? Vấn đề văn hóa như thế nào? Thế nào là tâm linh của cộng đồng dân tộc? Còn Pháp Gia chủ trương lấy hình pháp để trị dân.

Đồng ý luật pháp là điều kiện ắt có để ổn định xã hội, nhưng ngòai luật pháp, quốc gia còn cần những gì nữa? Những yếu tố nào tạo đoàn kết và đâu là điểm hội tụ của đất nước? Plato chủ trương đất nước cần được cai trị bởi những nhà trí thức, đúng ra là các triết gia – vì lúc đó họ quan niệm rằng triết gia là những người hiểu biết, thành thực và sáng suốt nhất. Từ đó mà có danh từ hiền triết. Thế nhưng còn khối đông quần chúng bình thường không phải là “triết gia” thì sao?

Thật lạ lùng, chỉ riêng đức Phật đã có một cái nhìn toàn diện, tổng hợp mọi lãnh vực như luật pháp, văn hóa, xã hội, chính trị và tâm linh. Đó không phải là thuật “trị quốc” nhưng là những thành tố không thể thiếu vắng cho sự đòan kết và từ đó đi đến phát triển và cường thịnh của bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta hãy thử đọc mẩu đối thọai dưới đây: (7)

“Cuộc hành trình cuối cùng của đức Phật bắt đầu từ thành Vương Xá (Rajagaha) kinh đô xứ Ma Kiệt Đà (Magadha). Trước khi ngài rời thành Vương Xá (Rajagaha), Vua A Xà Thế (Ajatasattu), vị vua giết cha, có sai viên đại thần đại thần của mình có tên Vassakara đề dò ý kiến Ngài về mưu định của nhà vua muốn gây chiến với nước Cộng hòa Vajjian (8), thuở ấy rất trù phú. Điều kiện thịnh suy.

Đức Phật dạy:

1) Ngày nào mà người dân Vajjian còn thường gặp gỡ và tụ họp đông đảo với nhau;

2) Ngày nào mà người dân Vajjian còn tụ họp trong tinh thần đòan kết, còn vươn mình tiến triển trong tinh thần đòan kết và làm tròn nhiệm vụ trong tinh thần đòan kết.

3) Ngày nào mà người dân Vajjian không ban hành những đạo luật mới mẻ chưa từng được ban hành, không hủy bỏ những đạo luật sẵn có, và sống thích hợp với những quy tắc cổ truyền;

4) Ngày nào mà người dân Vajjian còn hộ độ, tôn sùng, kính trọng và đảnh lễ các bậc trưởng thượng trong xứ, và còn nghe những lời dạy thích nghi của các vị này;

5) Ngày nào mà người dân Vajjian không còn một người đàn bà hay con gái nào bị quyến rũ hay cưỡng ép phải sống với kẻ ngọai nhân;

6) Ngày nào mà người dân Vajjian còn bảo trì, tôn trọng, kính nể và làm vẻ vang các tôn miếu của họ, dù ở trong hay ở ngòai tỉnh thành, và không sao lãng những nghi lễ cổ truyền;

7) Ngày nào mà người dân Vajjian còn bảo bọc, bênh vực, và nhiệt thành ủng hộ các vị A La Hán, khiến các vị nào chưa đến sẽ đến trong xứ và vị nào đã đến, được sống an lành.

Ngày nào mà bảy điều kiện trên còn được thực hiện, thì dân tộc Vajjian không thể suy đồi, trái lại còn cường thịnh hơn trước.”

Khi nghe chính đức Phật giảng dạy bảy điều kiện thịnh suy của người dân Vajjian, vị đại thần Vassakara nhận thức chắc chắn rằng vua xứ Ma Kiệt Đà (Magadha) không thể chiến thắng dân tộc Vajjian. “ (Trang 240 &241)

Cuộc vấn đáp này diễn ra vào lúc đức Phật đã 80 tuổi, cơ thể Ngài đã suy yếu, cơ hồ như một “chiếc xe đã quá cũ”. Thế nhưng với nghị lực và trí tuệ minh mẫn phi thường, với lòng từ bi, hằng ngày Ngài vẫn tiếp khách không từ chối một người nào từ vua quan đến thứ dân để trả lời những thắc mắc của họ và Ngài luôn giảng giải cặn kẽ.

Trong cuộc đối thọai nói trên, đức Phật không đứng về phe nào, cũng không hề lên tiếng ngăn cản Vua A-Xà-Thế tiến hành cuộc chiến tranh. Mà bằng sự phân tích khách quan, mà tự thân sự trình bày khách quan đã có sức thuyết phục, khiến đại thần Vassakara tự tìm thấy câu trả lời. Mẩu đối thoại trên, ngày nay vẫn còn được coi như là những tiêu chuẩn mẫu mực đánh giá sự cường thịnh của một quốc gia cho dù hơn 2500 năm đã qua.

Dưới đây chúng ta sẽ phân tích cặn kẽ từng điểm một:

đức phật và phật pháp của ngài narada maha thera, phạm kim khánh dịch từ anh ngữ sang việt ngữ xuất bản ở hoa kỳ năm 2545 (pl) tức năm 2001 (tl). ngài narada có đến nam việt nam sau pháp nạn 1963 và lưu lại nhiều ấn tượng và ảnh hưởng đối với tăng ni và phật tử việt nam.

(8) Nền cộng hòa ở đây và trong giai đọan lịch sử này không có nghĩa tổng thống chế do dân bầu như ngày nay - mà người dân Vajjina lúc đó có tiếng nói trong những vấn đề của vương quốc.

Đào Văn Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/loi-chi-day-cua-duc-phat-ve-su-cuong-thinh-cua-mot-quoc-gia-d12928.html)

Tin cùng nội dung