Nhịp cầu nhân ái hôm nay

Lời khẩn cầu của một người mẹ

Người ta cũng không còn lạ lẫm với những tiếng khóc than thảm thiết của một cô gái tuổi đời còn rất trẻ, phải mang trong mình căn bệnh suy thận giai đoạn cuối.
Đã 4 năm nay, tại khoa Thận, bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, người ta đã quá quen thuộc với hình ảnh một người mẹ nhịn khô nhịn khát, thân thể tiều tụy, lay lắt sống qua ngày nhờ những bữa cơm từ thiện, nồi cháo tình thương của bệnh viện và các tổ chức từ thiện hỗ trợ. Người ta cũng không còn lạ lẫm với những tiếng khóc than thảm thiết của một cô gái tuổi đời còn rất trẻ, phải mang trong mình căn bệnh suy thận giai đoạn cuối.

Đó là hoàn cảnh của bà Nguyễn Thị Hường (53 tuổi, quê ở thôn Tứ Câu, xã Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam) chăm sóc con gái Nguyễn Thị Cẩm Nhung (21 tuổi) đang nằm điều trị lâu dài tại bệnh viện (ảnh).

Vật vã với nỗi đau bệnh tật

Qua lời kể thấm đẫm những xúc cảm nghẹn ngào, pha trộn những dòng nước mắt lăn dài của bác sĩ Nguyễn Hoàng Vân (khoa Thận, bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng) về cảnh đời thống khổ của bà Hường, chúng tôi tìm đến mảnh đời mà theo bác sĩ Vân đó chắc chắn là cảnh đời “khổ nhất của khốn khổ trong bệnh viện” lúc trời mới tờ mờ sáng. Khi chúng tôi có mặt cũng là lúc các bác sĩ Vân đang tiến hành lọc máu định kì cho Nhung, em nằm bất động, nước da trắng bệt, chân tay gầy gò, thở từng hơi dốc như thể kiệt sức. Phía nơi góc giường em nằm, bà Hường – mẹ của em đang chắp tay khấn nguyện, miệng lẩm nhẩm như đang cầu xin sự bình an cho đứa con gái bất hạnh của bà.

Thấy chúng tôi tiến lại gần phía mình, bà Hường đưa một ngón tay lên miệng với ý bảo giữ yên lặng, rồi dẫn chúng tôi ra hành lang bắt chuyện: “Cô chú thông cảm, cháu nó đang chạy thận nên không thể phát tiếng ồn. Chẳng biết còn phải lọc máu kiểu này đến bao giờ, chỉ nghe bác sĩ bảo đến khi nào không còn lọc được nữa mới thôi. Mỗi lần lọc máu là mỗi lần tôi như ch*t điếng người vì lo lắng, cứ thấy con bé mê man kêu gào là ruột gan như lửa đốt”. Nghe bà Hường tâm sự, trước đây Nhung là một cô bé khỏe mạnh, học giỏi suốt 12 năm liền đến trường. Ngày hay tin mình thi đỗ đại học với số điểm cao, cũng là ngày cơ thể em có những biểu hiện khác thường, da em ngả sang vàng, vùng bụng cứ đau anh ách. “Tội nghiệp, lúc con bé báo tin vui đỗ đại học buổi sáng, thì đến chiều cháu kêu đau và xin mẹ chở đi viện. Khám xong nghe bác sĩ kết luận cháu bị bệnh thận tôi ngã quỵ vì bàng hoàng. Cũng kể từ đó cháu nhập viện cho đến hôm nay, ngày nào cũng vật vã vì những cơn đau quằn quại. Có lúc chịu không nổi cháu cứ ôm chặt lấy tôi mà khóc nấc lên, nhìn con khóc mà lòng thấy đau lắm cô chú à”, vừa khóc than bà Hường vưa đưa mắt nhìn về nơi giường bệnh Nhung đang được lọc máu. Khi chúng tôi hỏi về bệnh tình của em Nhung có biến chuyển tốt không?, bác sĩ Vân cau mày, lắc đầu, than ngẫm: “Bệnh của Nhung nhiều lắm cũng chỉ cầm cự được đến cuối năm nay, lúc phát hiện bệnh thì đã chuyển sang thời kì cuối nên vô phương cứu chữa. Chạy thận chỉ là phương pháp khả dĩ, giúp cầm chừng được mạng sống được ngày nào hay ngày nấy”.

“Xin hãy cứu con tôi”

Thấy lạ vì lúc Nhung đang chịu những cơn đau thập tử nhất sinh lại không thấy bóng dáng cha em đâu, chúng tôi mới đánh tiếng thắc mắc hỏi mẹ em thì được biết, ba của em bỏ hai mẹ con từ khi em chưa kịp cất tiếng khóc chào đời, đến nay hình hài người cha đã sinh ra mình thể nào em cũng không hình dung được. Một mình bà Hường lặn lội thân cò nuôi con khôn lớn trong một căn nhà ẩm thấp, chỉ kê đặt chiếc giường đủ để hai mẹ con ngã lưng, có chỗ rúc ra rúc vào trú mưa tránh nắng. Nhưng từ ngày Nhung lâm bệnh, bà Hường đã nhượng lại căn nhà nhỏ giữa đồng không mông quạnh cho người khác, rồi đưa con ra Đà Nẵng điều trị bệnh. “Số tiền bán miếng đất chỉ đủ chữa trị cho em nó vài ba tháng đầu, bởi chi phí chữa trị thận đắt quá. Mỗi tuần chỉ tính tiền chạy thận cũng lên đến bạc triệu. Ngày thường tôi đi nhặt ve chai, phụ hồ kiếm được đồng nào hay đồng đó, dành dụm chạy chữa Thu*c thang cho con bé. Hai mẹ con ăn uống kham khổ nhờ vào cơm từ thiện của bệnh viện. Nhìn con bé ăn uống thiếu chất, ngày càng ốm teo mà thấy thương lắm nhưng phận làm mẹ nghèo quá muốn khác cũng chẳng khác được…”, giọng nghèn nghẹn bà Hường tâm sự.

Nghe những người thân, có người nhà nằm cùng phòng với em Nhung cho biết thì suốt hai tháng nay, họ luôn chứng kiến cảnh bà Hường đột quỵ nằm lăn đùng ra nền nhà vì kiệt sức. Bao nhiêu cháo, cơm bệnh viện cấp phát bà đều nhường phần cho Nhung ăn lấy sức sau mỗi đợt chạy thận, còn bà thì bấm bụng đau chịu đói. Có hôm dầm mưa đi nhặt ve chai bà Hường về nằm sốt mê man, đẫm mồ hôi trộn.

Khi nghe tiếng đẩy cửa lách cách từ phòng cấp cứu khẽ mở, bà Hường vội vội vàng vàng đến ôm sầm đứa con gái tội nghiệp vừa xoa chân, bóp tay bà vừa quay sang khấp lời với chúng tôi: “Mong mọi người ngoài xã hội hãy cứu giúp con tôi...". Đó là người mẹ">lời khẩn cầu của một người mẹ...Mọi sự cưu mang giúp đỡ, hỗ trợ, san sẻ yêu thương xin gửi về bà Nguyễn Thị Hường, thôn Tứ Câu, xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam) hoặc qua chị Trần Thị Minh Nguyệt (cán bộ phụ trách Dân số gia đình Trẻ em của xã, Đt:0906.449.369 ), để biết thêm thông tin về gia cảnh thương tâm n&agrav

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-loi-khan-cau-cua-mot-nguoi-me-5537.html)

Chủ đề liên quan:

của một

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY