probiotic vào chế độ ăn uống hằng ngày đặc biệt giúp cải thiện sức khỏe ở các khía cạnh sau:
1. Cải thiện hoạt động tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng probiotic có thể hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Đơn cử, nghiên cứu gần đây cho thấy hai vi khuẩn Bifidobacterium lactis và Lactobacillus casei trong các chế phẩm probiotic có thể làm giảm chứng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, probiotic còn giúp cải thiện triệu chứng của một số bệnh đường tiêu hóa, bao gồm bệnh viêm loét đại tràng, hội chứng viêm ruột và viêm ruột hoại tử. Probiotic cũng hỗ trợ cơ thể hấp thụ tốt hơn nguồn chất đạm, các vitamin và khoáng chất có trong chế độ ăn uống.
2. Tăng cường hệ miễn dịch. Nghiên cứu chứng minh rằng probiotic có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và cải thiện khả năng miễn dịch - cơ chế bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh nhiễm trùng. Chẳng hạn, các nhà khoa học phát hiện lợi khuẩn Lactobacillus crispatus có thể giúp phụ nữ tuổi ngũ tuần giảm 50% nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
3. Tốt cho sức khỏe cơ quan sinh sản. Probiotic cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe *m đ*o, vì nó có thể ngăn ngừa và điều trị các vấn đề do mất cân bằng môi trường trong *m đ*o, chẳng hạn như nhiễm khuẩn *m đ*o (BV) và nhiễm nấm. Được biết, tình trạng thiếu vi khuẩn Lactobacillus trong *m đ*o là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân bằng môi trường S*nh l* bên trong cơ quan này. Dấu hiệu của tình trạng này là ngứa, tiết dịch và mùi hôi tanh, cũng như làm tăng nguy cơ bị UTI.
Trước đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng probiotic trong sữa chua có thể giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng mất cân bằng môi trường trong *m đ*o. Đơn cử, một nghiên cứu phát hiện những phụ nữ ăn sữa chua chứa Lactobacillus acidophilus có lượng vi khuẩn Lactobacillus trong *m đ*o nhiều hơn so với những chị dùng sữa chua tiệt trùng.
*Ngoài 3 lợi ích nổi trội kể trên, việc bổ sung probiotic còn mang lại nhiều lợi ích khác cho “phái đẹp” bao gồm: giảm nồng độ cholesterol “xấu” LDL, giảm cân, kiểm soát huyết áp, giảm mức độ nghiêm trọng của một số dị ứng và bệnh chàm bội nhiễm, trong khi giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và não bộ.
Để có thể tiếp nhận những lợi ích phong phú của probiotic, các chị em được khuyến cáo ưu tiên tiêu thụ những loại thực phẩm giàu probiotic – bao gồm sữa chua, tương nén, các món ngâm chua (dưa món, kim chi…) và các chế phẩm từ đậu nành lên men. Ngoài ra, chị em cũng có thể dùng viên uống bổ sung probiotic, nhưng nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về tình trạng sức khỏe của bản thân trước khi dùng bất cứ loại Thu*c bổ nào.