Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lời khuyên của chuyên gia cho bệnh nhân ghép gan

Trong bài trước (trên Sức khỏeĐời sống số 203), chuyên gia về gan mật đã đưa ra “11 lưu ý sau phẫu thuật ghép gan”, bài viết này bổ sung tiếp...

Trong bài trước (trên sức khỏe&đời sống số 203), chuyên gia về gan mật đã đưa ra “11 lưu ý sau phẫu thuật ghép gan”, bài viết này bổ sung tiếp những thông tin quan trọng cần biết để bệnh nhân ghép gan trở lại với cuộc sống bình thường một cách an toàn.

Những điều không nên làm

Không tự lái xe cho đến khi bác sĩ đồng ý.

Không bơi tại những bể bơi công cộng, hồ hay sông hoặc biển ít nhất 6 tháng sau phẫu thuật ghép gan.

Không hoạt động gắng sức cho đến khi được chỉ định.

Không nâng bất kỳ vật nào nặng hơn 3-4kg cho đến khi được chỉ định.

Không sử dụng đồ uống có cồn, Thu*c lá hoặc các chất kích thích, chất cấm.

Bệnh nhân ghép gan nên tiêm phòng cúm.

bệnh nhân ghép gan nên tiêm phòng cúm.

Những điều nên tránh

Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Mặc áo dài tay, đội mũ và dùng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 25.

Tránh những nơi đông người ít nhất trong vòng 3 tháng sau ca ghép.

Tránh tiếp xúc với những người mắc các bệnh dễ lây như cảm cúm, sốt, viêm họng.

Tránh tiếp xúc những người được tiêm vắc-xin sống giảm độc lực (là vắc-xin có chứa virus đã được làm yếu đi để nó không có khả năng gây bệnh được nữa), ít nhất 2 tuần sau khi họ tiêm.

Tránh nhuộm tóc trong vòng 3 tháng sau ca ghép.

Tránh những hóa chất loại mạnh và khói độc.

Tránh lỗi dùng Thu*c sau: Tự ý dùng Thu*c mua ngoài mà không có sự đồng ý từ bác sĩ; Tự ý dùng hay thay đổi Thu*c mà không có chỉ định.

Hoạt động thể chất

Hãy kiên nhẫn với chính bản thân. Lấy lại sức khỏe thông qua những hoạt động thể chất nhẹ nhàng, tăng dần về cường độ mà bạn thực hiện hằng ngày. Bắt đầu tăng hoạt động bằng việc đi bộ nhẹ nhàng, chậm. Qua một thời gian, có thể bắt đầu những bài tập khác nếu được sự đồng ý của bác sĩ. Ví dụ như đi bộ nhanh, chơi golf hoặc đạp xe. Trong tháng đầu, không nâng vật nặng. Tránh những môn thể thao tiếp xúc như bóng đá, bóng chuyền, boxing, khúc côn cầu...

Chăm sóc răng miệng

Sức khỏe răng miệng tốt rất quan trọng với sức khỏe tổng thể. vì thế, chăm sóc răng miệng là việc cần quan tâm đối với bệnh nhân ghép gan. cần đi khám răng miệng 6 tháng/lần. nếu có nhiễm khuẩn, cần điều trị ngay. nếu bạn sử dụng Thu*c ức chế miễn dịch, chỉ một nhiễm khuẩn nhỏ có thể rất nghiêm trọng.

Khi phải can thiệp nha khoa, cần dùng kháng sinh đường uống thời gian ngắn. Nha sĩ sẽ kê kháng sinh trước khi thực hiện các can thiệp nha khoa.

Chủng ngừa

Muốn chủng ngừa, chỉ có thể tiêm vắc-xin bất hoạt (là vắc-xin chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt hay bị giết ch*t nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên). Không thể sử dụng vắc-xin sống, bao gồm vắc-xin quai bị, sởi, Rubella, thủy đậu, Zona và bại liệt đường uống.

Có thể tiêm vắc-xin cúm 6 tháng sau ca ghép. Để đảm bảo, các thành viên trong gia đình cũng nên tiêm vắc-xin cúm. Nên tránh sử dụng vắc-xin cúm dạng xịt (được sản xuất từ một dạng suy yếu của virus cúm).

Đồ uống có cồn

Cồn là chất độc làm hại tạng ghép. Một lần uống quá nhiều tác hại. Những người sử dụng đồ uống có cồn sau phẫu thuật sẽ không được cân nhắc nếu cần ghép tạng lần thứ hai.

Hút Thu*c

Cần ngừng hút Thu*c lá, Thu*c lào, Thu*c lá điện tử, bởi điều này gây tổn hại tới mạch máu - Lưu thông trong các mạch máu của tạng ghép có thể trở nên kém hơn.

Trường hợp cần cấp cứu

Liên hệ với đường dây trực cấp cứu ngay nếu có một trong những triệu chứng sau:

Nhiệt độ cơ thể cao hơn 38ºC.

Huyết áp tâm thu cao hơn 180 hoặc thấp hơn 100.

Huyết áp tâm trương cao hơn 100.

Vết mổ có dịch mới và tăng đáng kể về số lượng dịch.

Nôn, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày.

Cơn đau không đỡ ngay cả khi dùng giảm đau.

Tiểu hoặc đại tiện có máu.

Cảm thấy yếu hơn.

TS.BS. Vũ Văn Quang (Bệnh viện TWQĐ 108)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/loi-khuyen-cua-chuyen-gia-cho-benh-nhan-ghep-gan-n184513.html)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY