Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lời khuyên dinh dưỡng cho trẻ thừa cân, béo phì

Trẻ thừa cân, béo phì thường có chỉ số thông minh thấp hơn trẻ có cân nặng bình thường.

Béo phì ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bên cạnh việc tập luyện, thể dục thể thao hàng ngày thì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và dự phòng béo phì.

Tại sao trẻ bị thừa cân, béo phì?

Thừa cân là tình trạng cân nặng cơ thể quá mức so với cân nặng chuẩn tương ứng với chiều cao. béo phì là một tình trạng tăng cân không do phát triển cơ bắp mà do tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể.

Trẻ bị thừa cân, béo phì do ăn quá nhiều năng lượng: chất ngọt, chất béo, tinh bột, ăn nhiều đồ xào rán, thức ăn chế biến sẵn....; có thói quen ăn uống không tốt như ăn nhanh, không nhai kỹ thức ăn, ăn nhiều, hay ăn vặt, ăn vào bữa tối muộn, ăn nhiều vào bữa tối, không ăn rau xanh, không ăn bữa sáng...; ít vận động, tập thể dục thể thao, thường xuyên xem tivi, điện thoại, chơi điện tử, đọc truyện...; ngủ đêm ít, ngủ ngày nhiều...

Tác hại của béo phì

Bệnh béo phì làm cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp, đi lại khó khăn, trẻ dễ mắc bệnh trầm cảm, tự ti, khó hòa nhập cộng đồng... người béo phì thường đi kèm với cholesterol cao, gây xơ hóa lòng mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. ở người béo phì tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể và lâu dài gây quá tải cho tim do đó ở người béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch. người bệnh béo phì cũng dễ mắc bệnh tiểu đường, các bệnh về đường tiêu hóa: gan thoái hóa, rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật. người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, khó thở khi gắng sức, ngừng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều. người thừa cân, béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, cong xương đùi, đau nhức triền miên do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp, dễ mắc bệnh gút....

Những thực phẩm người thừa cân, béo phì nên và không nên ăn.

những thực phẩm người thừa cân, béo phì nên và không nên ăn.

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh béo phì

Điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp các hoạt động thể lực là cách điều trị béo phì tốt nhất. nên ăn theo thực đơn dinh dưỡng của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. ăn thịt nạc, cá, thịt da cầm bỏ da, tôm, đậu phụ...  nếu uống sữa nên uống sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ), không nên uống sữa đặc có đường. bữa sáng nên ăn nhiều để tránh trẻ ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối. nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt. giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thực phẩm cơ bản giàu chất xơ. khi chế biến thức ăn hạn chế các món xào, rán, nên ăn các món luộc, hấp. nên ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu quá đói trẻ sẽ ăn nhiều các bữa sau sẽ gây tích lũy mỡ nhanh hơn. nhai kỹ và chậm khi ăn. kết hợp khẩu phần ăn ít chất béo, uống nhiều nước lọc và ăn vừa đủ không quá no.

Bên cạnh việc cải thiện chế độ dinh dưỡng thì các hoạt động thể lực cũng là một trong những yếu tố góp phần giảm cân và hạn chế thừa cân, béo phì. Cần khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các trò chơi vận động như nhảy dây, đá bóng, cầu lông, bơi lội, đi bộ, leo cầu thang...  Khuyến khích trẻ đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường thay vì đưa đón, làm việc nhà như dọn dẹp, lau chùi nhà cửa... Không cho trẻ xem tivi quá nhiều, cũng không nên bắt trẻ ngồi học nhiều.

Những điều nên tránh

Không uống các loại nước ngọt có gas. Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, kem, mứt, chocolate, sữa đặc có đường... Không dự trữ các loại thức ăn giàu năng lượng bơ, phomat, bánh kẹo, nước ngọt trong nhà... Không ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ. Lưu ý: Trẻ dưới 12 tuổi  không dùng Thu*c giảm béo.

Dự phòng béo phì ở trẻ

Đối với trẻ nhỏ chủ yếu nuôi bằng sữa mẹ, bú sữa mẹ ít có nguy cơ béo phì hơn sữa bò. cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, nên tạo cho trẻ thói quen ăn rau từ nhỏ, không cho trẻ ăn quả ngọt, uống nước ngọt... đối với trẻ lớn giáo dục cho trẻ lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý, năng vận động, luyện tập thể dục, thể thao. thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ để có thể can thiệp kịp thời, tránh béo phì.           

BS. Nguyễn Trọng Hưng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/loi-khuyen-dinh-duong-cho-tre-thua-can-beo-phi-n191304.html)

Chủ đề liên quan:

béo phì trẻ thừa cân

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Y tế Cộng đồng Mailman cho thấy thanh thiếu niên ngủ ít có nguy cơ béo phì khi bước vào tuổi trưởng thành.
  • Một nghiên cứu mới chỉ ra mất ngủ 30 phút mỗi ngày sẽ có 72% nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì, tiểu đường tuýp II và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Các nhà khoa học khẳng định việc đặt thiết bị đang sạc pin bên cạnh mình vào ban đêm có thể làm cho người sử dụng tăng cân.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Theo các chuyên gia y tế, béo phì chính là một trong những thủ phạm gây nên các vấn đề suy giảm sức khỏe T*nh d*c ở nam giới.
  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • Ngủ dưới 8 giờ vào các ngày thường có liên quan với béo phì ở nam giới tuổi teen.
  • Tôi muốn hỏi bệnh viện hay phòng khám nào điều trị béo phì ở TPHCM và giá cả như thế nào? Cám ơn! (Trâm - Thủ Đức)
  • Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài Thu*c đơn giản được tạo nên từ các loại hoa quanh nhà quanh vườn. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Cũng như các biện pháp khác của đông y, tự xoa bóp nhằm mục đích kiện tỳ hoá thấp, thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ mỡ thừa và dự phòng các biến chứng do béo phì gây ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY